Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
Tóm tắt mục 1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
Mục a
a) Cơ sở hình thành Nhà nước:
- Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I sau CN):
- Kinh tế: Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.
+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.
+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sự phân hóa xã hội: Sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi về xã hội.
+ Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.
+ Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.
- Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Mục b
b) Cơ cấu tổ chức Nhà nước:
- Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN)
+ Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
+ Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Hùng
=> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản và sơ khai.
- Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN)
+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
+ Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.
+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương
=> Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.
Mục c
c) Đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ:
- Đời sống vật chất:
Trang phục người Việt thời Văn Lang
+ Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.
+ Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.
+ Ở: Nhà sàn.
Nhà cửa thời Văn Lang
- Đời sống tinh thần:
+ Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.
+ Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.
+ Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
=> Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.
ND chính
Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc: cơ sở hình thành Nhà nước; cơ cấu tổ chức Nhà nước và đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ. |
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay
-
Quốc gia cổ Cham-pa
Tóm tắt mục 2. Quốc gia cổ Cham-pa. Trên cơ sở của văn hoá Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay
-
Quốc gia cổ Phù Nam
Tóm tắt mục 3. Quốc gia cổ Phù Nam. Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) đã hình thành nền
-
Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 76 SGK Lịch sử 10
-
Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 76 SGK Lịch sử 10
-
Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10