Soạn bài Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm chi tiết
Soạn bài Chiếu cầu hiền chi tiết trang 68 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Nội dung chính
|
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.
- Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
→ Nội dung chính của bài chiếu: nêu chủ trương chiến lược và tấm lòng của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài để xây dựng đất nước.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Đối tượng: các bậc nho sĩ Bắc Hà tài đức từng phụng sự cho triều Lê – Trịnh.
- Các luận điểm trong bài chiếu bao gồm:
+ Nêu quy luật xuất xứ của người hiền: người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, nếu không sử dụng là trái luật trời.
+ Cách ứng xử, thái độ của các bậc hiền tài Bắc Kì khi Tây Sơn ra Bắc phù Lê diệt Trịnh.
+ Thực trạng khó khăn của đất nước khi ở buổi đầu nền đại định.
+ Đường lối tiếp nhận người hiền tài rộng mở và đúng đắn của vua Quang Trung.
→ Nghệ thuật lập luận tài tình, thuyết phục: cách lập luận thấu tình đạt lý, lời lẽ mềm mỏng khiêm nhường, tư duy mạch lạc.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung:
- Thái độ của nhà vua: khiêm tốn, chân thành, cầu thị, thực lòng mong muốn sự cộng tác của các bậc hiền tài.
- Tình cảm: lo lắng cho đất nước, quý trọng người hiền tài.
- Tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước hùng mạnh, đề cao vai trò của người hiền tài với quốc gia.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay