Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Ngắn gọn nhấtSoạn văn lớp 9 tập 1 ngắn gọn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Câu 1: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự a. Trong ba câu đầu cho thấy có ít nhất là hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau. Dấu hieuj cho biết điều đó vì có hai lượt lời qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng (hai lượt lời qua lại) b. Đọc đoạn văn ta thấy, dù ông Hai có “chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào…” thì đây cũng không phải là đối thoại. Nội dung ông nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào cả (nói giữa trời), cũng chẳng liên quan gì đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Hơn nữa sau câu nói to của ông cũng chẳng có ai đáp lại. Thực ra ông lão nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. Đó chỉ là một lời độc thoại. Trong đoạn trích này còn có những câu như thế, chẳng hạn: “Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!” c. Những câu đó là của ông Hai hỏi chính mình. Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đớn đau của ông Hai trong những phút giây nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Vì không thốt ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng. Chúng là những câu độc thoại nội tâm. d. Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu – cái làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện – của ông theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn. Phần II Video hướng dẫn giải II. Luyện tập Trả lời câu 1 (trang 178 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Tác dụng của hình thức đối thoại giữa hai vợ chồng ông Hai: - Bà Hai: Lời nói ngập ngừng thể hiện sự lo lắng (về cái tin làng mình theo địch và sợ bà chủ nhà nghe thấy tin này). - Ông Hai: Không muốn đáp lại và khi đáp lại thì cụt lủn, cáu gắt chứng tỏ ông đang tập trung suy nghĩ, đang đau khổ, thất vọng và đồng thời cũng sợ mụ chủ nhà biết chuyện làng mình theo Tây. Trả lời câu 2 (trang 179 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện, trong đó sử dụng đối thoại và độc thoại nội tâm. Gợi ý: Để có cả hai loại lời thoại, nên chọn đề tài và câu chuyện sao cho các nhân vật phải bàn tán, tranh luận và nhân vật chính có những nỗi băn khoăn không thể nói ra, chỉ tự mình nói với mình. HocTot.XYZ
|