Soạn bài: Dòng sông mặc áo trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Dòng sông mặc áo trang 118 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày?
Bài đọc
Dòng sông mặc áo
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai...
Nguyễn Trọng Tạo
Điệu: Tỏ ra duyên dáng, kiểu cách
Hây hây: đỏ phơn phớt
Ráng: hiện tượng ánh sáng mặc trời lúc mọc hay lặn phản chiếu lên các đám mây, làm cho cả một khoảng trời sáng rực rỡ, nhuộm màu vàng đỏ hoặc hồng sẫm.
Ví dụ: Em thích hình ảnh:
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Các hình ảnh đó gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc ở đây cũng đẹp. Đó là màu đào của nắng mới lên, màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.
HocTot.XYZ
Bố cục
Có thể chia bài thơ thành 2 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến ngàn sao lên
Đoạn 2: Phần còn lại
Câu 1
Vì sao tác giả nói là dòng sông "điệu"?
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ toàn bài xem dòng sông có gì đặc biệt?
Lời giải chi tiết:
Tác giả nói dòng sông "điệu" vì nó cứ liên tục thay đổi màu sắc trong ngày, giống như con người đổi màu áo.
Câu 2
Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong ngày?
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ toàn bài chú ý các chi tiết nhắc tới thời gian trong ngày và những từ ngữ chỉ màu sắc đi kèm.
Lời giải chi tiết:
Màu sắc của dòng sông thay đổi liên tục trong một ngày: buổi sáng sông mặc áo lụa đào, buổi trưa sông mặc áo xanh, chiều sông mặc áo màu vàng, tối áo của sông lấp lánh ánh trăng sao, khuya sông mặc áo đen, sáng ra sông mặc áo trắng màu hoa bưởi.
Câu 3
Cách nói "dòng sông mặc áo" có gì hay?
Phương pháp giải:
Theo con dòng sông có biết mặc áo không? Cách nói này là sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Lời giải chi tiết:
Cách nói "dòng sông mặc áo" là cách nói nhân hóa. Tác giả coi dòng sông như một cô gái luôn thay đổi những tấm áo màu. Cách nói này làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu cỏ cây....
Câu 4
Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Em thích hình ảnh:
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Các hình ảnh đó gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc ở đây cũng đẹp. Đó là màu đào của nắng mới lên, màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.
Nội dung
Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. |
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay
-
Tập làm văn: Luyện tập quan sát con vật trang 119 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 Tập làm văn: Luyện tập quan sát con vật trang 119 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo (hoặc chó).
-
Luyện từ và câu: Câu cảm trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Luyện từ và câu: Câu cảm trang 120 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Đặt câu cảm cho các tình huống sau: a) Cô giáo ra bài toán khó. Cả lớp chỉ có một bạn làm được. Hãy đặt câu tỏ ý thán phục.
-
Tập làm văn: Điền vào giấy từ in sẵn trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Điền vào giấy từ in sẵn trang 122 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Điền vào giấy từ in sẵn. Điền đầy đủ vào giấy đăng ký tạm trú tạm vắng.
-
Kể chuyện đã nghe đã đọc trang 117 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Kể chuyện đã nghe đã đọc trang 117 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đề bài: Kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm.Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn
-
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm trang 116 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm trang 116 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 3. Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm trong đó có một số từ ngữ vừa tìm được.