Soạn bài Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến siêu ngắnSoạn bài Khóc Dương Khuê siêu ngắn nhất trang 31 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Bố cục: 3 phần: - Phần 1 (câu 1,2): nỗi đau mất bạn. - Phần 2 (câu 3 đến câu 22): hồi tưởng kỉ niệm. - Phần 3 (còn lại): nỗi đau đớn, trống trải trong hiện tại. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Tình bạn thủy chung thắm thiết giữa nhà thơ và Dương Khuê: - Cách xưng hô thân thiết kính trọng: "bác Dương" – "tôi". - Nỗi đau đớn, bàng hoàng khi bạn mất: "thôi đã thôi rồi" (nói giảm nói tránh, điệp từ thôi). - Giọng điệu tê tái, trầm lắng, buồn thương: "man mác", "ngậm ngùi" (từ láy). - Những kỷ niệm gắn bó thắm thiết giữa đôi bạn: + Khi còn trẻ: đồng môn cùng thi cử đỗ đạt ("từ thuở đăng khoa"), cùng vãn cảnh ("chơi nơi dặm khách"), cùng nghe hát ả đào, cùng thưởng rượu ngon, cùng làm thơ, cùng khốn khổ khi đất nước lâm cảnh hoạn nạn. + Khi về già: cùng tuổi cao sức yếu ("bác già tôi cũng già rồi"), cùng mang nặng tâm sự thời thế ("biết thôi thôi thế thì thôi mới là"), niềm vui gặp bạn ("cầm tay hỏi hết xa gần/…chưa can"). - Nỗi tiếc thương, trống trải: + Đau đớn như chân tay rụng rời + Trách bạn vội lìa xa sao vội vàng đã mải lên tiên + Nỗi cô đơn trống vắng khi mất bạn ("không uống rượu", "không làm thơ", "Giường kia treo cũng hững hờ/Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn" vì thiếu bạn). Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Phân tích các biện pháp tu từ: - Điệp từ "không" (6 lần): + Nhấn mạnh hiện thực đau xót là bạn đã đã không còn nữa + Thể hiện khoảng trống lớn lao trong cuộc sống và tâm hồn nhà thơ khi bạn không còn nữa. - Sử dụng điển tích điển cố: + "Giường treo" gợi câu chuyện của Trần Phồn, Từ Trĩ; + "Đàn kia" gợi câu chuyện của Bá Nha, Tử Kỳ. - Thể thơ song thất lục bát cùng giọng điệu du dương, da diết. ND chính Video hướng dẫn giải
HocTot.XYZ
|