Soạn bài Tập đọc: Lá thư nhầm địa chỉ trang 7 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải câu 1, 2, 3 bài Tập đọc: Lá thư nhầm địa chỉ trang 7 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 3. Trên phong bì thư cần ghi những gì? Ghi như vậy để làm gì?
Câu 1
Nhận được phong thư, Mai ngạc nhiên về điều gì ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn trò chuyện giữa Mai và mẹ sau khi nhận được phong thư.
Lời giải chi tiết:
Nhận được phong thư, Mai ngạc nhiên vì trong gia đình không có ai tên là Tường mà bức thư lại gửi về đúng địa chỉ nhà mình.
Câu 2
Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường ?
Phương pháp giải:
Thư từ là bí mật, là quyền riêng tư của mỗi người.
Lời giải chi tiết:
Mẹ bảo Mai không được bóc thư của ông Tường vì như vậy là không lịch sự, thậm chí là vi phạm pháp luật.
Câu 3
Trên phong bì thư cần ghi những gì ? Ghi như vậy để làm gì ?
Phương pháp giải:
Em quan sát lá thư trong bài.
Lời giải chi tiết:
Trên phong bì thư cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ người gửi thư và họ tên, địa chỉ người nhận thư.
Ghi như vậy để bưu điện biết cần chuyển thư đến ai, ở đâu.
Nội dung
Không được xem trộm thư của người khác. |
Bài đọc
Lá thư nhầm địa chỉ
Mai đang giúp mẹ treo tranh Tết, chợt nghe tiếng bác đưa thư:
- Nhà 58 có thư nhé!
Cầm phong thư trên tay, Mai ngạc nhiên:
- Mẹ ơi, nhà mình có ai tên là Tường không nhỉ?
Mẹ dừng tay:
- Nhà chỉ có ba người, làm gì có ai tên Tường nữa!
- Nhưng đúng là thư gửi cho nhà mình mà.
Mẹ cầm phong thư xem rồi bảo:
- Có lẽ người gửi đã ghi nhầm số nhà. Con đừng bóc thư, để trả lại bưu điện. À, hay là con đi hỏi bác Nga xem bác có biết ai là Tường không, chuyển giúp cho họ.
Cầm lá thư đi, Mai thầm mong bác tổ trưởng biết ông Tường để lá thư này không phải vòng về Hải Phòng xa xôi nữa.
HÀO MINH
- Bưu điện: cơ quan phụ trách việc chuyển thư, điện báo, điện thoại...
HocTot.XYZ
-
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? 8 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? 8 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 1. Em hãy kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào.
-
Soạn bài Tập đọc: Thư trung thu (trích) trang 9 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải câu 1, 2, 3 bài Tập đọc: Thư trung thu (trích) trang 9 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 2. Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
-
Chính tả (Nghe - viết): Thư trung thu trang 11 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Chính tả (Nghe - viết): Thư trung thu trang 11 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 2. Viết tên các vật : a) Chữ l hay chữ n ?
-
Tập làm văn: Đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu trang 12 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Tập làm văn: Đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu trang 12 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 2. Có một người lạ đến thăm nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu :”Chú là bạn của bố cháu. Chú đến thăm bố mẹ cháu”. Em sẽ nói thế nào :
-
Chính tả (Tập chép): Chuyện bốn mùa trang 7 SGK Tiếng Việt 2 tập 2
Giải bài tập Chính tả (Tập chép): Chuyện bốn mùa trang 7 SGK Tiếng Việt 2 tập 2. Câu 2. a) Điền vào chỗ trống l hay n ?