Soạn bài Mưa xuân SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thứcChia sẻ những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết. Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Trước khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 51 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Chia sẻ những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết. Phương pháp giải: Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân: Xuân về - Chu Minh Khôi Xuân ca - Lê Mỹ Hường Quà tặng mùa xuân - Hoàng Chẩm Tìm xuân – Nguyễn Hiền
Xem thêm
Cách 2
Những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết: Xuân sang cho én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cây đào nở hoa/ Rung rinh cánh mỏng/ Tiếng chim hót vang/ Bầu trời trong xanh. Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Xem thêm
Cách 2
Trước khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 51 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Nêu cảm nhận của em về mùa xuân. Phương pháp giải: Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ. Lời giải chi tiết: Cách 1 Trong bốn mùa, tôi yêu thích nhất là mùa xuân. Xuân đến, thời tiết dần trở nên ấm áp. Bầu trời không còn u ám mà trong xanh hơn. Một năm mới cũng đến với khởi đầu mới. Ai cũng đều vui vẻ, háo hức. Tôi thích nhất ở mùa xuân vì có dịp Tết cổ truyền. Không khí của Tết mới thật tuyệt vời biết bao. Mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Người lớn chuẩn bị mua sắm đồ Tết. Trẻ con háo hức mong từng ngày được nghỉ học. Khắp các khu chợ bỗng tấp nập hẳn lên. Vào ba mươi Tết, cả nhà tôi lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Thật ấm cúng và hạnh phúc biết bao!
Xem thêm
Cách 2
Mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở, mùa của những tia nắng ấm áp, mang đến cho con người một bầu không khí mới mẻ, tràn đầy sức sống. Sau một mùa đông lạnh giá, cây cối như bừng tỉnh, khoác lên mình chiếc áo mới xanh mơn mởn. Những bông hoa đua nhau khoe sắc, tô điểm cho đất trời thêm rực rỡ. Tiếng chim hót líu lo vang vọng khắp nơi, tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 51 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về số tiếng, vần, nhịp Lời giải chi tiết: Cách 1 - Số tiếng: 7 tiếng. - Vần, nhịp: Tự do. Trong khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 51 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Khung cảnh làng quê mùa xuân. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để cảm nhận về khung cảnh làng quê mùa xuân Lời giải chi tiết: Cách 1 Khổ thơ thứ hai ghi lại một nét đẹp truyền thống của làng quê trong những ngày hội xuân. Giữa cảnh sắc thiên nhiên hoa xoan tím nồng nàn, trong làn mưa xuân "phơi phới" bay, hội chèo làng Đặng đi qua ngõ, tiếng trống chèo ở thôn Đoài đã rung lên, cô thôn nữ bâng khuâng và xao xuyến. Hương sắc ấy, âm thanh ấy là hồn quê xứ sở thanh bình Trong khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 52 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Tâm trạng của “em” khi “anh” lỡ hẹn Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về tâm trạng của hai nhân vật. Lời giải chi tiết: Cách 1 Chàng trai lỗi hẹn hay đã thay lòng đổi dạ? Phải chăng niềm thương yêu, tin cậy và chung thuỷ của thiếu nữ đã bị chàng trai bội bạc phũ phàng? Hai tiếng "chờ mãi" như một tiếng thở dài mà không thể kìm nén. "Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng" là một lời than thân, nghẹn ngào, nuối tiếc. Đâu chỉ "nhỡ nhàng!" trong một đêm hội xuân. Như một dự cảm trong lòng thôn nữ về sự "nhỡ nhàng" tình duyên cả một thời son trẻ: "Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!". Tiếng thở, lời than ấy vừa ngậm ngùi xót xa, vừa thể hiện tình yêu đối với cô gái hệ trọng biết nhường nào! Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 53 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để xác định số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp Lời giải chi tiết: Cách 1 - Số tiếng: 7 tiếng 1 dòng. - Cách gieo vần tự do, linh hoạt. - Ngắt nhịp: Tự do, linh hoạt.
Xem thêm
Cách 2
- Số tiếng trong 1 dòng: 7 tiếng - Cách gieo vần: vần chân - Ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 53 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Bài thơ là lời tự tình của một cô gái xưng “em”. Lời tự tình ấy cho biết câu chuyện gì về “em”? Phương pháp giải: Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để nhận xét về câu chuyện về “em”. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Câu chuyện: + Hình ảnh cô thôn nữ ôm ấp mối tình đầu giăng tơ trong một đêm hội xuân nơi làng quê ngày xưa đã để lại cho lòng ta nhiều vương vấn man mác. Giọng thơ nhẹ nhàng, dìu dịu như những làn mưa xuân trong đêm hội chèo. Tâm tình thiếu nữ được trang trải trong nhiều cảnh vật thân quen, bình dị của chốn quê trong một đêm mưa xuân.
Xem thêm
Cách 2
Câu chuyện về cô gái trong bài thơ "Mưa xuân" là một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng cũng đầy dang dở. Bài thơ đã thể hiện thành công tâm trạng e ấp, mong chờ và niềm khao khát được gặp lại người thương của một cô gái trẻ trong đêm hội chèo làng Đặng
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 53 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Lời giải chi tiết: Cách 1 - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến …cách có một thôi đê: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến. + Phần 2: Đoạn sau: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến. - Mạch cảm xúc: + Tâm trạng của nhân vật “em” khi “anh” lỡ hẹn và những ngày xuân đang trôi qua.
Xem thêm
Cách 2
- Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến …cách có một thôi đê: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến. + Phần 2: Đoạn sau: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến. - Mạch cảm xúc: + Tâm trạng của nhân vật “em” khi “anh” lỡ hẹn và những ngày xuân đang trôi qua.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 53 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Em cảm nhận như thế nào về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để đưa ra cảm nhận về sự thay đổi tâm trạng của cô gái. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nếu như khi “mưa xuân phơi phới bay”, cô gái đang rất vui vẻ chờ đợi chàng trai thì khi “mùa xuân đã cạn ngày”, em buồn, xuân buồn, bởi hội tan, gánh chèo rời đi, em đâu còn cơ hội để tìm anh nữa. Hình ảnh hoa xoan bị đạp dưới chân giày cũng giống như sự ngóng trông, khắc khoải và hy vọng của em vỡ vụn theo trong chiều mưa nặng hạt ấy.
Xem thêm
Cách 2
Nếu như khi “mưa xuân phơi phới bay”, cô gái đang rất vui vẻ chờ đợi chàng trai thì khi “mùa xuân đã cạn ngày”, em buồn, xuân buồn, bởi hội tan, gánh chèo rời đi, em đâu còn cơ hội để tìm anh nữa. Hình ảnh hoa xoan bị đạp dưới chân giày cũng giống như sự ngóng trông, khắc khoải và hy vọng của em vỡ vụn theo trong chiều mưa nặng hạt ấy.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 53 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ như thế nào? Chỉ ra những hình ảnh thơ thể hiện mối liên hệ đó Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về mối liên hệ giữa không gian mùa xuân và dòng cảm xúc của cô gái. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những hình ảnh thơ thể hiện mối quan hệ: Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay … Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Xem thêm
Cách 2
- Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ mật thiết với nhau. - Những hình ảnh thơ thể hiện mối quan hệ: Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay … Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 53 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của bài thơ? Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Ngôn ngữ bài thơ: + Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp. + Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.
Xem thêm
Cách 2
+ Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp. + Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 7 Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 53 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Hãy nêu cảm hứng chủ đạo, chủ đề của bài thơ Mưa xuân và cho biết căn cứ vào đâu em xác định được chủ đề đó. Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ để nhận xét về cảm hứng chủ đạo, chủ đề và đưa ra căn cứ để xác định được chủ đề. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Cảm hứng chủ đạo, chủ đề: Khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân và cảm xúc tâm trạng của con người. - Em xác định được qua các yếu tố: + Nhan đề. + Những hình ảnh, câu thơ trong bài thơ.
Xem thêm
Cách 2
- Cảm hứng chủ đạo, chủ đề: Khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân và cảm xúc tâm trạng của con người. - Em xác định được qua các yếu tố: + Nhan đề. + Những hình ảnh, câu thơ trong bài thơ.
Xem thêm
Cách 2
Viết kết nối đọc Trả lời Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 53 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ được gợi lên trong bài thơ Mưa xuân. Phương pháp giải: Dựa vào những hiểu biết của bản thân để trình bày thành đoạn văn. Lời giải chi tiết: Cách 1 Qua bài thơ “Mưa xuân” của Nguyễn Bính đã gợi cho em không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ. Không phải ngẫu nhiên mà mùa xuân được gọi là mùa đẹp nhất. Nổi bật trong thiên nhiên của mùa xuân phải kể đến đó là mưa xuân. Mùa xuân đến với hoa xoan rụng từng lớp, từng lớp vẽ nên một bức tranh quê thật tuyệt vời. Kết hợp với đó là những cơn mưa xuân, nó thường mang đến cảm giác rất nhẹ nhàng, êm ái như gieo vào lòng người những xuyến xao. Bằng ngôn ngữ thơ mộc mạc nhẹ nhàng đầy gợi hình gợi cảm, Nguyễn Bính đã tái hiện cho người đọc không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ thật ấn tượng và để lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả.
Xem thêm
Cách 2
Mùa xuân được ví như một bức tranh đa sắc, và bức tranh ấy được tô điểm bởi không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ trong bài thơ "Mưa xuân" của Nguyễn Bính. Đó là một không gian thanh bình, yên ả và tràn đầy sức sống. Mùa xuân hiện lên với những màn mưa bụi bay phơi phới, nhẹ nhàng như sương giăng, làm cho không gian trở nên mờ ảo và lung linh. Cánh hoa xoan tím rụng đầy, tạo nên một tấm thảm hoa rực rỡ trên mặt đất. Tiếng trống chèo vang vọng từ thôn Đoài, mang theo niềm vui và sự náo nhiệt đến cho mọi người. Mùa xuân của làng quê Bắc Bộ trong bài thơ "Mưa xuân" đã gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Đó là cảm xúc về một mùa xuân đẹp đẽ, thơ mộng và đầy sức sống. Đó là cảm xúc về một quê hương thanh bình, yên ả và đậm đà bản sắc dân tộc.
Xem thêm
Cách 2
|