Soạn bài Tập đọc: Đổi giày trang 68 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Tập đọc: Đổi giày trang 68 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 4. Em sẽ nói thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi ?
Câu 1
Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé như thế nào ?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn đầu truyện.
Lời giải chi tiết:
Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé tập tễnh, bước thấp bước cao.
Câu 2
Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì ?
Phương pháp giải:
Lời lẩm bẩm của cậu bé khi trên đường tới trường.
Lời giải chi tiết:
Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ chân mình một bên dài, một bên ngắn hoặc đường khấp khểnh.
Câu 3
Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà như thế nào ?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối truyện.
Lời giải chi tiết:
Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà vẫn chiếc thấp, chiếc cao.
Câu 4
Em sẽ nói thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi ?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi, em sẽ nói :
- Bạn hãy đặt 4 chiếc giày trước mặt và hãy chọn ra 2 chiếc giống nhau để đi.
Bài đọc
Đổi giày
Có cậu học trò nọ vội đến trường nên xỏ nhầm giày, một chiếc cao, một chiếc thấp. Bước tập tễnh trên đường, cậu lẩm bẩm:
- Quái lạ, sao hôm nay chân mình một bên dài, một bên ngắn? Hay là tại đường khấp khểnh?
Vừa tới sân trường, cậu gặp ngay thầy giáo. Thấy cậu bé đi chân thấp chân cao, thầy bảo:
- Em đi nhầm giày rồi. Về đổi giày đi cho dễ chịu!
Cậu bé chạy vội về nhà. Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày, ngắm đi ngắm lại, rồi lắc đầu nói:
- Đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao.
Theo TRUYỆN CƯỚI VIỆT NAM
HocTot.XYZ
-
Chính tả (Nghe - viết): Bàn tay dịu dàng trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Chính tả (Nghe - viết): Bàn tay dịu dàng trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
-
Tập làm văn: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Tập làm văn: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 3. Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.
-
Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy trang 67 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy trang 67 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn)
-
Soạn bài Tập đọc: Bàn tay dịu dàng trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải câu 1, 2, 3 bài Tập đọc: Bàn tay dịu dàng trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?
-
Chính tả (Tập chép): Người mẹ hiền trang 65 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Chính tả (Tập chép): Người mẹ hiền trang 65 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Điền vào chỗ trống ao hay au ?