Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạoXác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 138 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau a. Trướng hùm mở giữa trung quân, Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi. Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi, Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên. (Nguyễn Du, truyện Kiều) b. Cho gươm mời đến Thúc Lang, Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run. Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non, Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không? Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng, Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân? Gần trăm cuốn, bạc nghìn cân. Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là, […]” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và xác định Lời giải chi tiết: Cách 1 a. - Điển tích, điển cố trong văn bản trên: trướng hùm, cửa viên b. - Điển tích, điển cố trong văn bản trên: dẽ run, Sâm, Thương. Tác dụng: Cách diễn đạt trở nên hàm súc, uyên bác, giàu sức biểu hiện, gián tiếp bộ lộ, thái độ, cảm xúc của tác giả, tạo nhịp điệu cho câu thơ.
Xem thêm
Cách 2
Điển tích, điển cố trong các câu: a. chữ hùm, Nguyễn Du dùng để chỉ phong thái của người anh hùng Từ Hải. Nói về sự uy nghi của một phiên tòa báo ân báo oán đang được mở, mà Kiều và Từ Hải là chủ tọa. b. Điển cố: Sâm, Thương: tức là để chỉ sao Sâm và sao Thương. Qua đó, để chỉ tình cảm cách biệt, không bao giờ có thể gặp nhau.
Xem thêm
Cách 2
Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 139 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo Dùng từ điển để tra cứu nghĩa của các thành ngữ dưới đây và cho biết các thành ngữ này gắn với điển tích, điển cố nào. a. Lá thắm chỉ hồng b. Tái Ông thất mã c. Ngưu lang Chức nữ Phương pháp giải: Đọc kĩ nhan đề kết hợp với quan sát bức tranh Lời giải chi tiết: Cách 1 a. Duyên số, tiền định trong tình yêu, hôn nhân, ví như Vu Hựu đời Đường kết duyên với nàng cung nữ mà trước đây chàng đã từng đề thơ của mình vào chiếc lá thắm đỏ thả trôi theo dòng nước gửi vào cung cấm; cũng ví như Vi Cố kết duyên với người con gái mà trước đây chàng đã thuê người giết và muốn chống lại duyên phận khi ông tơ cho biết chỉ hồng đã buộc chân hai người từ thuở ấy, lúc vợ chàng mới là cô gái lên ba: Dù khi lá thắm chỉ hồng/ Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha (Truyện Kiều) b. “Tái Ông thất mã” đã trở thành một thành ngữ chỉ sự họa, phúc xoay vần mà chúng ta khó có thể biết hay đoán trước được. Theo đó, trong cái họa thường có cái phúc và trong cái phúc lại có cái họa. Xưa có ông lão tên là Tái Ông sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc Trung Hoa. Nhà ông có một con ngựa quý và ông cũng rất giỏi việc nuôi ngựa. Ngày kia ngựa của Tái Ông xổng chuồng và chạy sang nước Hồ lân cận. Hàng xóm láng giềng hay tin đã đến an ủi nhưng Tái Ông lại cười và nói rằng: “Tôi tuy mất ngựa, nhưng đó có thể lại là điều tốt.” Vài tháng sau, con ngựa mất tích của Tái Ông đột nhiên trở về cùng với một con tuấn mã. Thấy thế, hàng xóm đã đến chúc mừng. Tuy nhiên Tái Ông lại cau mày và nói: “Tôi được ngựa quý, sợ rằng đó chẳng phải là điềm lành.” Con trai của ông rất thích cưỡi con ngựa quý này. Một hôm anh ta bị ngã ngựa gãy chân và trở thành tàn tật. Hàng xóm đều đến khuyên nhủ ông đừng quá nghĩ ngợi nhưng Tái Ông điềm nhiên nói: “Con trai tôi tuy gãy chân, nhưng đó chưa hẳn đã là điều không may.” Khi đó hàng xóm đều nghĩ rằng ông lão quá đau buồn nên mới bị quẫn trí. Một năm sau, nước Hồ láng giềng đã đưa quân sang xâm lược. Tất cả các thanh niên trai tráng đều phải tòng quân và hầu hết đều bị tử trận. Con trai của Tái Ông vì bị tàn tật nên được ở nhà và đã thoát chết. Lúc này hàng xóm láng giềng mới thấy rằng những lời của Tái Ông quả thật là rất thâm thúy. Người đời sau đã lập ra thành ngữ: “Tái Ông thất mã, an tri họa phúc”. Có nghĩa là: “ông lão mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc”. c. Còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu, là một câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng có xuất xứ từ Trung Quốc Ngày xưa có chàng chăn trâu tên là Ngưu Lang. Trong một lần đi chăn trâu, chàng nhìn thấy 7 cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ. Vì si mê sắc đẹp của cô em út tên là Chức Nữ, Ngưu Lang đã giấu quần áo của nàng đi khiến nàng không thể về trời. Sau đó, Ngưu Lang đã bày tỏ tình cảm với Chức Nữ, được nàng đồng ý. Vậy là Chức Nữ ở lại trần gian sinh sống cùng Ngưu Lang, cùng chàng có 2 đứa con. Đến khi Thiên Hậu (mẹ của Chức Nữ) biết được sự tình thì đã sai thiên binh thiên tướng xuống trần bắt Chức Nữ về trời. Quá thương vợ nên Ngưu Lang đã đưa 2 con lên trời tìm mẹ. Thấy vậy, Thiên Hậu liền lấy cây trâm vạch ra một đường thẳng, biến đường thẳng đó thành sông Ngân Hà để ngăn cách Ngưu Lang, Chức Nữ. Chức Nữ ngày ngày ngồi bên bờ sông dệt vải, ủ rũ nhìn về phía chồng con. Còn Ngưu Lang ở bên kia bờ sông cũng một mực chờ vợ để cùng về trần gian. Ngưu Lang muốn tát cạn dòng sông để được gặp Chức Nữ nhưng tát mãi, đến khi bàn tay rướm máu và ngất lịm bên bờ sông. Mọi người trên thiên đình thấy vậy, ai cũng thương cảm. Sau đó, Ngọc Hoàng và Thiên Hậu đã cho phép hai người mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, tại cầu Ô Thước do đàn quạ trời dùng thân mình tạo nên. Khi gặp nhau, họ đã khóc. Nước mặt của họ khi rơi xuống trần gian thì tạo thành mưa ngâu. Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ và sao Ngưu Lang, dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng 7 âm lịch ở Việt Nam, ở Trung Quốc gọi là lễ Thất Tịch.
Xem thêm
Cách 2
a. Lá thắm chỉ hồng: duyên số, tiền định trong tình yêu, hôn nhân. - Đó là câu chuyện: Vu Hựu đời Đường kết duyên với nàng cung nữ mà trước đây chàng đã từng đề thơ của mình vào chiếc lá thắm đỏ thả trôi theo dòng nước gửi vào cung cấm; cũng ví như Vi Cố kết duyên với người con gái mà trước đây chàng đã thuê người giết và muốn chống lại duyên phận khi ông tơ cho biết chỉ hồng đã buộc chân hai người từ thuở ấy, lúc vợ chàng mới là cô gái lên ba. b. Tái Ông thất mã: trong cuộc sống may - rủi là những điều khó đoán định, khó lường trước được, có thể chuyển hóa tác động lẫn nhau. - Đó là câu chuyện: Thượng Tái ông có con ngựa quý tự nhiên biến mất, nhiều người đến hỏi thăm, ông nói với họ biết đâu đó lại là điều phúc. Quả nhiên, ít hôm sau ngựa quý quay về và kéo theo một con ngựa khác về cùng. Ông lại nói với mọi người biết đâu đó là điều hoạ, và đúng vậy, con trai ông mải mê phi ngựa, chẳng may ngã gãy chân. Thượng Tái ông lại nói với mọi người biết đâu đó lại là điều phúc. Ít lâu sau có giặc, trai trẻ trong làng đều phải ra trận, nhiều người chẳng bao giờ trở về nữa, riêng con ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót. c. Ngưu lang Chức nữ: chỉ cảnh vợ chồng xa cách, biệt ly, nó trở thành biểu tượng cho tình yêu và lòng thủy chung. - Đó là câu chuyện Ngưu lang và Chức nữ. Ngưu Lang – một chàng trai nghèo; Chức Nữ - một tiên nữ xinh đẹp. Hai người đã vượt qua mọi khó khăn và chia ly để được gặp nhau mỗi năm vào ngày Thất Tịch (ngày 7 tháng 7 âm lịch).
Xem thêm
Cách 2
Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 139 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo Kể tên một tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm mà em biết. Chỉ ra ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh mà em thích trong tác phẩm ấy và giải thích lí do lựa chọn từ ngữ/ hình ảnh như vậy Phương pháp giải: Lấy tên một tác phẩm văn học và chỉ ra một số hình ảnh đặc sắc. Lời giải chi tiết: Cách 1 Bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương Canh khuya văng vẳng trống canh dồn, - Em thích nhất hình ảnh “Mảnh tình san sẻ tí con con” + Mảnh tình - vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải "san sẻ" thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp => Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải là xa lạ.
Xem thêm
Cách 2
- Tác phẩm Truyện Kiều, trong đó có câu thơ: Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) - Hình ảnh: Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông: ý câu thơ cuối trong bài thơ Đề Đô Thành Nam Trang của Thôi Hộ (Trung Quốc): Khứ niên kim nhật thủ môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng. Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu xuân phong. (Năm trước ngày này ngày của này, Mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau. Mặt người chẳng biết đã đi đâu? Hoa đào vẫn như xưa cười với gió đông.) Nguyễn Du mượn tích này để biểu đạt nỗi bâng khuâng nhớ thương và hụt hẫng của Kim Trọng khi trở về vườn Thuý, Thuý Kiều đã đi xa, chỉ còn thấy bóng dáng ảo ảnh của nàng nơi nhà xưa, vườn cũ.
Xem thêm
Cách 2
Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 139 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo Xác định thành ngữ có trong đoạn trích sau và cho biết hiệu quả của việc sử dụng (những) thành ngữ này: Vợ chàng quỷ quái, tinh ma, Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau! Kiến bò miệng chén chưa lâu. Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa! (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Phương pháp giải: Xác định thành ngữ và nêu tác dụng Lời giải chi tiết: Cách 1 - Thành ngữ: Kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén. + Kẻ cắp bà già: Kẻ ranh mãnh gặp người ranh mãnh hơn. Kẻ ranh mãnh, xảo quyệt lại gặp người cao tay, dày kinh nghiệm hơn. + Kiến bò miệng chén: Bế tắc, cùng đường, không thể trốn đi đâu được; quẩn quanh, không thể thoát ra được. Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho câu thơ, câu thơ hàm súc, ngắn gọn, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sau. Thuý Kiều thông báo rằng với Thúc Sinh về việc mình sẽ gặp Hoạn Thư và Thuý Kiều lúc này không còn non nớt, ngây ngô như trước, cuộc nói chuyện sẽ căng thẳng.
Xem thêm
Cách 2
- Thành ngữ: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén. - Tác dụng: để thể hiện hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân nên ngôn ngữ cũng thật nôm na, bình dị theo cách nói của nhân dân, cái ác phải trừng phạt.
Xem thêm
Cách 2
Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 139 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong ngữ liệu b, bài tập 1. Phương pháp giải: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt Lời giải chi tiết: Cách 1 Tác dụng: Tăng sắc thái biểu cảm cho câu thơ trở nên trang trọng, tao nhã, khái quát và trực tượng hơn, làm nổi bật tâm trạng của Thuý Kiều dành cho Thúc Sinh một tình cảm mang ơn, tình sâu nghĩa nặng
Xem thêm
Cách 2
Lời lẽ của Thúy Kiều đối với Thúc Sinh cho thấy lòng biết ơn trân trọng của nàng. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra khỏi thanh lâu ở Lâm Tri, thoát cảnh đời ô nhục, rồi được sống những ngày êm ấm với chàng Thúc. Đó là nghĩa nặng nghìn non, là tấm lòng biết ơn sâu sắc của nàng đối với người cũ thân thiết, ân tình. Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng những từ Hán Việt: nghĩa, tòng, cố nhân, tạ,... Cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.
Xem thêm
Cách 2
|