Stem – Chế tạo mô hình cơ quan hô hấp
Stem – Chế tạo mô hình cơ quan hô hấp thú vị, hấp dẫn
Stem – Chế tạo mô hình cơ quan hô hấp
I. Mục tiêu
- Trình bày được các đặc điểm, cấu tạo chính của cơ quan hấp.
- Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
- Mô tả được động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Trình bày được một số khái niệm: Cử động hô hấp, nhịp hô hấp, dung tích sống, dung tích phổi.
II. Chuẩn bị
1. Nguyên liệu:
- Chai nhựa trong suốt, dung tích 1,5 L;
- 2 ống hút nhựa;
- 2 quả bóng bay;
- 1 túi nilon tái chế.
2. Dụng cụ:
- Dao, kéo cắt;
- Băng dính.
III. Tiến hành
Bước 1: Xử lí chai nhựa, cắt 1/2 chai nhựa sử dụng phần có nắp chai. Đục 1 lỗ ở giữa nắp chai (kích thước vừa 2 miệng ống hút).
Bước 2: Xử lí ống hút, dùng băng dính cố định hai ống dài của ống hút tạo thành mô hình chữ T.
Bước 3: Sử dụng bóng bay mô phỏng 2 lá phổi. Chuẩn bị 2 quả bóng bay, dùng băng dính cố định miệng của bóng bay lần lượt vào 2 đầu ngắn của mô hình chữ T đã tạo (mỗi đầu ngắn gắn 1 quả bóng bay).
Bước 4: Xỏ phần ống không gắn bóng bay của mô hình chữ T qua nắp chai sao cho vừa khít, không để lại khoảng trống; cho 2 đầu gắn bóng bay vào nửa chai nước đã tạo sau đó vặn nắp chai.
Bước 5: Dùng túi Nilon bọc đầu còn lại của chai nước, cố định lại bằng băng dính.
Bước 6: Kiểm tra thành quả.
IV. Thu hoạch
Sản phẩm được đánh giá như sau:
+ Khi ta thổi khí vào ống, 2 lá phổi sẽ phình lên cùng lúc đó phần túi nilon căng xuống (Cơ hành).
+ Khi dừng thổi khí, 2 là phổi xẹp lại, cơ hoành trở lại vị trí ban đầu.
V. Giải thích
Giải thích quy trình:
Mục đích của việc lắp ráp mô hình phổi này là để chứng minh điều gì xảy ra khi chúng ta thở. Trong mô hình này, các cấu trúc của hệ thống hô hấp được biểu diễn như sau:
- Chai nhựa = khoang ngực
- Ống hút nhựa = khí quản
- Đầu nối hình chữ Y = phế quản
- Bong bóng bên trong chai = phổi
- Nilon che đáy chai = cơ hoành
Khoang ngực là khoang cơ thể (được bao bọc bởi cột sống, khung xương sườn và xương ức) cung cấp một môi trường bảo vệ cho phổi. Khí quản, ống khí quản, là một ống kéo dài từ thanh quản xuống khoang ngực, nơi nó tách thành hai ống nhỏ hơn gọi là phế quản. Khí quản và phế quản có chức năng cung cấp đường dẫn cho không khí vào và ra khỏi phổi. Trong phổi, không khí được dẫn vào các túi khí nhỏ (phế nang) đóng vai trò là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí bên ngoài. Quá trình thở (hít vào và thở ra) chủ yếu dựa vào cơ hoành ngăn cách khoang ngực với khoang bụng và có tác dụng làm giãn nở và co bóp khoang ngực.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay
-
Thông khí ở phổi
Thông khí ở phổi (hình 21-1-2) Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ 02 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí.
-
Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lổng ngực khi thở ra?
Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lổng ngực khi thở ra?
-
Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra. Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.
Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra. Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.
-
Bài 1 trang 70 SGK Sinh học 8
Giải bài 1 trang 70 SGK Sinh học 8. Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người
-
Bài 2 trang 70 SGK Sinh học 8
Giải bài 2 trang 70 SGK Sinh học 8. Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau ?