Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?
Giải bài tập Bài 2 trang 9 SGK Lịch sử 12
Đề bài
Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào sgk 12 trang 8, suy luận tìm ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết
* Sự đối lập về chính trị:
- Nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau:
+ Tây Đức: Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949) theo chế độ Tư bản chủ nghĩa.
+ Đông Đức: Công hòa Dân chủ Đức (10-1949) theo chế độ Xã hội chủ nghĩa
- Các nước Tây Âu và Đông Âu:
+ Khối nước Tây Âu: theo chế độ Tư bản chủ nghĩa, chịu ảnh hưởng của Mĩ.
+ Khối nước Đông Âu: theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, liên minh chặt chẽ với Liên Xô.
* Sự đối lập về kinh tế:
- Khối nước Tây Âu: Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu (kế hoạch Mácsan).
- Khối nước Đông Âu: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1-1949).
Chú ý: dựa vào nền kinh tế và chế độ chính trị của hai nước Liên Xô và Mĩ để suy ra chế độ chính trị và kinh tế các nước nắm trong vùng ảnh hưởng của hai cường quốc này lựa chọn.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay
-
Hãy chỉ trên bản đồ thế giới những khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở Hội nghị Ianta.
Giải bài tập Bài 1 trang 9 SGK Lịch sử 12.
-
Hai nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức được hình thành như thế nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 6 SGK Lịch sử 12
-
Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 6 SGK Lịch sử 12
-
Hãy nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2-1945)
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 6 SGK Lịch sử 12
-
Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc
Tóm tắt mục I. Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc