Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
Trong chọn giống vi sinh vật. phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu. Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích chọn giống, người ta chọn lọc theo các hướng khác nhau
Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu. Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích chọn giống, người ta chọn lọc theo các hướng khác nhau :
- Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao :
Từ thể đột biến cho hoạt tính pênixilin cao, tạo ra bằng chiếu xạ bào tử, người ta ià tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu.
- Chọn các thể đột biến sinh trường mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
- Chọn các thế đột biến giảm sức sống (yếu hơn dạng ban đầu) không còn khả năng gây bệnh mà đóng vai trò một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống được loại vi sinh vật đó. Trên nguyên tắc này, người ta đã tạo được các vacxin phòng bệnh cho người và gia súc.
Trong chọn giống cây trồng, người ta chú ý tới các đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng cho năng suất và chất lượng cao, kháng được nhiều loại sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi về nhiệt độ và đất đai... (xem thêm bài 37).
Người ra đã trực tiếp sử dụng các thể đột biến từ một giống tốt đang được gieo trồng trong sản xuất để nhân lên với mục đích cải tiến một vài nhược điểm của giống đó để tạo ra giống mới tốt hơn. Chẳng hạn, từ một thể đột biến không còn cảm ứng với cường độ ánh sáng yếu và thời gian chiếu sáng ngắn (cảm quang) tạo ra bằng thực nghiệm từ giống lúa tám thơm Hải Hậu, người ta đã tạo ra giống lúa tám thơm đột biến. Giống lúa này được trồng vụ xuân, chịu khô hạn khá tốt, thích nghi gieo trồng trên đất cao, nghèo dinh dưỡng ở vùng trung du và miền núi nhưng vẫn giữ được mùi thơm của giống gốc. Điều đó đã góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm gạo tám thơm trong các tháng 6-11.
Người ta còn sử dụng các thể đột biến có ưu điếm từng mặt để lai với nhau nhằm tạo ra giống mới (giống lúa A20 là kết quả lai giữa hai dòng đột biến H20 x H30).
Sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu... để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt.
Đối với vật nuôi, phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng hạn chế với một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng với nhóm động vật bậc cao.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay
-
Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí
Tác nhân vật lí dùng để gây đột biến gồm 3 loại chính : các tia phóng xạ, tia tử ngoại và sốc nhiệt.
-
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Tại sao các tia phóng xạ lại có khả năng gây đột biến?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 96 SGK Sinh học 9.
-
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Tại sao khi thấm vào tế bào, một số hóa chất lại gây ra đột biến gen? Trên cơ sở nào mà người ta hy vọng có thể gây ra những đột biến gen theo ý muốn?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 97 SGK Sinh học 9.
-
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào? Tại sao?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 98 SGK Sinh học 9.
-
Bài 1 trang 98 SGK Sinh học 9
Giải bài 1 trang 98 SGK Sinh học 9. Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thề khi gây đột biến?