Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Tóm tắt mục 2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Mục a

a) Hình thành một số quốc gia phong kiến “dân tộc” (từ thế kỉ VII đến X)

- Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me.

- Các vương quốc của người Môn và người Miên ở vùng hạ lưu sông Mê Nam.

- Vương quốc của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va,...

Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến

Mục b

b) Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII)

- Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”.

- Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia dưới thời kì Ăng-co, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

- Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công di cư xuống phía nam lập ra Su-khô-thay (Thái Lan) ở lưu vực sông Mê-nam; và Lan Xang (Lào) ở trung lưu sông Mê - Công.

- Đây cũng là giai đoạn kinh tế phát triển thịnh vượng, cùng với sự phát triển văn hóa riêng biệt, đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người. 

Toàn cảnh đô thị cổ Pa-gan (Mianma)

Mục c, d

c) Thời kì chế độ phong kiến suy yếu (sau thế kỷ XVIII)

d) Giữa thế kỷ XIX: bị phương Tây xâm chiếm.

ND chính

Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trải qua các giai đoạn: hình thành một số quốc gia phong kiến “dân tộc” (từ thế kỉ VII đến X); thời kì phát triển (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII); suy yếu (sau thế kỷ XVIII) và bị xâm lược vào giữa thế kỉ XIX.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay