Tại sao lại có thể xem nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc ?
Giải bài tập 4 trang 140 SGK Lịch sử 10
Đề bài
Tại sao có thể xem xét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 139, 140 để lí giải.
Lời giải chi tiết
Có thể xem xét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, vì:
- Nét nổi bật trong thời kì phong kiến ở Việt Nam là cùng với việc xây dựng và phát triển quốc gia thì nhân dân đã phải liên tiếp kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân lộc. Trong khoảng hơn 9 thế kỉ, nhân dân ta đã chống ngoại xâm 10 lần lớn, vì vậy tinh thần yêu nước trong chống ngoại xâm trở thành nét đặc trưng cơ bản.
- Trong chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, ý thức, tình cảm của người Việt trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn cả.
- Khi nói về truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước... mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay
-
Hãy sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Giải bài tập 3 trang 140 SGK Lịch sử 10
-
Những nét mới trong truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập.
Giải bài tập 2 trang 140 SGK Lịch sử 10
-
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã hình thành như thế nào ?
Giải bài tập 1 trang 140 SGK Lịch sử 10
-
Nêu một vài biểu hiện của lòng yêu nước trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 140 SGK Lịch sử 10
-
Hãy điểm lại các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa giành độc lập trong lịch sử nước ta trước thế kỉ XIX.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 140 SGK Lịch sử 10