Tập làm văn: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Tập làm văn: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 3. Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.
Câu 1
Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn :
a) Bạn đến thăm nhà em. Em mời bạn vào nhà chơi.
b) Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình.
c) Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài.
Phương pháp giải:
Em nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Lời giải chi tiết:
a) Mời cậu vào nhà tớ chơi.
b) Bài hát này hay quá, cậu có thể chép giúp mình được không?
c) Cậu đừng nói nữa. Cậu nói chuyện trong giờ học sẽ không nghe được lời cô giảng đâu.
Câu 2
Trả lời câu hỏi :
a) Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
b) Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?
c) Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)?
d) Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào?
Phương pháp giải:
Em nhớ lại thầy cô lớp 1 của mình và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
- Cô giáo lớp 1 của em tên là …
b) Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào?
- Cô giáo rất hiền từ và đôi lúc nghiêm khắc khi chúng em mắc lỗi. Cô yêu thương chúng em như những đứa con của mình.
c) Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)?
- Cô giảng bài dễ hiểu, cô kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện ý nghĩa. Cô giúp chúng em trở thành người có ích.
d) Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào?
- Em rất yêu quý và kính trọng cô. Cô là người mẹ hiền thứ hai của em.
Câu 3
Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.
Phương pháp giải:
Em hãy viết đoạn văn dựa vào câu trả lời của bài tập 2. Chú ý: Em sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí.
Lời giải chi tiết:
HƯỚNG DẪN VIẾT
Cô Ngọc là cô giáo chủ nhiệm lớp Một của em. Cô giảng bài trầm bổng và cuốn hút. Cô luôn ân cần hướng dẫn chúng em tập viết và làm toán. Em nhớ những khi cô cười, nụ cười ấm áp ấy đã truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Tuy không được học cô nữa nhưng em luôn mong cô mạnh khỏe và thành công.
HocTot.XYZ
-
Chính tả (Nghe - viết): Bàn tay dịu dàng trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Chính tả (Nghe - viết): Bàn tay dịu dàng trang 69 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
-
Soạn bài Tập đọc: Đổi giày trang 68 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Tập đọc: Đổi giày trang 68 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 4. Em sẽ nói thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi ?
-
Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy trang 67 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy trang 67 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn)
-
Soạn bài Tập đọc: Bàn tay dịu dàng trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải câu 1, 2, 3 bài Tập đọc: Bàn tay dịu dàng trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?
-
Chính tả (Tập chép): Người mẹ hiền trang 65 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Giải bài tập Chính tả (Tập chép): Người mẹ hiền trang 65 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Điền vào chỗ trống ao hay au ?