Thể đa bội
Lý thuyết về Thể đa bội. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã dần đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội đối với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.
- Sự tương quan giữa mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ờ các cây:
+ Tế bào cây rêu có bộ NST đơn bội (n), sự tăng số lượng NST lên 2, 3 và 4 lần đã làm tăng kích thước tế bào rõ rệt.
+ Thân và lá cây cà độc dược có kích thước tăng dần theo bộ NST 3n, 6n, 9n và 12n.
+ Củ cải tứ bội (4n) có kích thước to hơn củ cải lưỡng bội (2n).
+ Hạt phấn ở cây lan dạ hương có kích thước tăng dần theo bộ NST n, 2n, 3n.
+ Quả của giống táo 4n lớn hơn quả của giống táo 2n.
+ Hạt của cây kiều mạch 2n lớn hơn hạt của cây kiều mạch.
Sơ đồ tư duy đột biến số lượng nhiễm sắc thể: Thể đa bội
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay
-
Sự hình thành thể đa bội
Sự hình thành thể đa bội. Dưới tác động của các tác nhân vật lí (tia phóng xạ, thay đối nhiệt độ đột ngột...)
-
Quan sát các hình sau đây. Hãy trả lời các câu hỏi sau: Sự tương quan giữa mức độ bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các cây nói trên như thế nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Sinh học 9.
-
Hãy so sánh hai sơ đồ ở hình 24.5 và cho biết: Trong 2 trường hợp ( hình 24.5a,b) trường hợp nào minh họa sự hình thành thể đa bội do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 70 SGK Sinh học 9.
-
Bài 1 trang 71 SGK Sinh học 9
Giải bài 1 trang 71 SGK Sinh học 9. Hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội là gì? Cho ví dụ.
-
Bài 2 trang 71 SGK Sinh học 9
Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?