Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ôngTrong dàn hợp xướng thời Thơ mới, có lẽ cây đàn Tế Hanh đã góp vào những vần thơ vừa khỏe khoắn, trong trẻo, vừa không kém phần nồng đượm, có một âm hưởng đằm thắm riêng
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý I. Mở bài - Nỗi niềm buồn nhớ quê hương là nỗi niềm chung của bất kì người xa quê nào, và một nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới như Tế Hanh cũng không phải là ngoại lệ. - Bằng cảm xúc chân thành giản dị với quê hương miền biển của mình, ông đã viết nên “Quê hương” đi vào lòng người đọc. II. Thân bài 1. Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả - “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: Cách gọi giản dị mà đầy thương yêu, giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới - Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông ⇒ Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể về một làng chài ven biển 2. Bức tranh lao động của làng chài a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi - Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => gợi niềm tin, hi vọng - Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ” ⇒ Người dân chài đi đánh cá trong buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi - Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển - “Cánh buồn như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương - Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động ⇒ Nghệ thuật ẩn dụ: cánh buồm chính là linh hồn của làng chài ⇒ Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về - Không khí trở về: + Trên biển ồn ào + Dân làng tấp nập ⇒ Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá ⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm - Hình ảnh người dân chài: + “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài - Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm ⇒ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm 3. Nỗi nhớ quê hương da diết - Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét: + Màu xanh của nước + Màu bạc của cá + Màu vôi của cánh buồm + Hình ảnh con thuyền + Mùi mặn mòi của biển ⇒ Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng ⇒ Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương III. Kết bài - Tâm hồn yêu quê của người con làng chài qua bài thơ. - Bài học về lòng yêu quê hương, đất nước, Bài mẫu Bài tham khảo số 1 Trong dàn hợp xướng thời Thơ mới, có lẽ cây đàn Tế Hanh đã góp vào những vần thơ vừa khoẻ khoắn, trong trẻo, vừa không kém phần nồng đượm, có một âm hưởng đằm thắm riêng. Bài Quê hương trong tập thơ ra mắt của Tế Hanh - tập thơ đã được giải thưởng Tự lực văn đoàn, hầu như chúng đúc được khá đầy đủ những đặc điểm ấy. Nó rất trong mà vẫn đượm. Nó cho ta biết được gì về tâm hồn chàng trai mười tám tuổi đối với quê hương hồi đó. Trước hết, ta dễ dàng nhận ra ở Tế Hanh một bản chất thực gắn bó với mặt đất cần lao của cuộc đời khác với những hồn thơ giàu chất thơ mộng của những Lưu Trọng Lư, Huy Cận, hay đầy huyền ảo lung linh của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Cái làng “vốn làm nghề chài lưới... cách biển nửa ngày sông” của ông, được nhắc đến với đôi mắt xác định rõ ràng, không chút tô vẽ. Tuy nhiên, tác giả chỉ lưu ý đến những sắc tươi, nét mạnh trong bức tranh quê hương. Bức tranh ấy được dựng lại trên nền cảnh “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, với những chi tiết rắn rỏi, đầy yếu tố tích cực. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mũ. Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Rắn rỏi, nhưng không quá cục mịch, thô sơ. Tác giả còn có một tâm hồn bay bổng, không thiếu những khái vọng cao xa, được tượng hình trong cánh buồm căng đón gió - một hình ảnh thực hoà với mộng, dây diều sát đất nhưng cánh diều đồng thời vẫn bay liệng vi vút tít ười cao, mang phong cách đặc trưng của Tế Hanh. Tâm hồn nhạy cầm ấy còn có chiều sâu ân tình, bề dày gắn bó của nó, mang đậm ý vị đằm thắm, sắc thái đôn hậu cũng rất Tế Hanh: từ thân thể người dân chài ngâm nước, ướp nắng biển khơi “nồng thở vị xa xăm” cho đến con thuyền mỏi mệt lặng nằm trên bến. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Câu thơ hàm chứa một ý vị không cùng. Chất tình nghĩa đậm đà trong tâm hồn nhà thơ cứ ngâm mãi vào lòng ta, như chất muối mặn ăn mãi vào vỏ thuyền, như bao kỉ niệm buồn vui, bao cung bậc bổng trầm dọc đường đời đã nhuyễn vào trong ta thành máu thịt... Kết thúc bài thơ, Tế Hanh lại trở về với cái “mùi nồng mặn” rất thực. Nhưng đó là cái thực tinh tuý, đã được nhân lên trong tâm tình, đã đọng lại thành kỉ niệm đã bay cao thành ước mơ. Một lần nữa, ta nhận ra chiếc dây diều thơ ca của Tế Hanh bám chắc vào mặt đất của thực lại như thế nào. Một lần nữa, ta vui mừng được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ lành, trong sáng. Nó không hề làm nặng đầu la với những bóng dáng siêu hình, những vô thức u minh, nhưng nó vẫn chắp cánh mộng mơ, bồi đắp khát vọng cho ta có đà “rướn thân” lên “thâu góp gió” đời, “phăng mái chèo... vượt trường giang” HocTot.XYZ Xem thêm bài tham khảo khác tại đây:
|