Đồng chí - Chính Hữu
Đồng chí - Chính Hữu bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
- - Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ( Ngữ văn 9 – Tập 1)
- - Cảm nghĩ về bài Đồng chí – Chính Hữu. ngữ văn lớp 9
- - Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và nói lên cảm nghĩ của em
- - Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân mặc áo lính
- - Cảm nhận của em về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, ngữ văn lớp 9
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
2. Sự nghiệp sáng tác
- Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông.
- Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
Sơ đồ tư duy về tác giả Chính Hữu:
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháo lên chiến khu Việt Bắc.
- Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).
b. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí
- Phần 2 (11 câu tiếp): Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chi
- Phần 3 (3 câu cuối): Hình ảnh người lính trong đêm canh gác.
c. Ý nghĩa nhan đề
Đồng là cùng, chí là chí hướng, đồng chí là những con người có cùng chí hướng trong một tập thể. Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Sơ đồ tư duy về tác phẩm "Đồng chí":
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính
- Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân
+ Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính cách mạng.
+ Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ - miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.
=> Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.
- Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu: Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
- Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn: Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
- Dòng thơ thứ bảy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài.
b. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- Tình đồng chí của người lính Cách mạng được biểu hiện qua sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau:
+ Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.
+ Hình ảnh “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.
+ Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước.
- Là đồng chí của nhau, họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ:Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí.
c. Biểu tượng của tình đồng chí
- Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ.
- Rừng hoang sương muối: gợi sự khốc liệt, khắc nghiệt của thiên nhiên, của chiến tranh.
d. Giá trị nội dung
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng
e. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay
-
Tác giả Phạm Tiến Duật
Tìm hiểu tác giả Phạm Tiến Duật gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.
-
Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
-
Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
-
Tác giả Bằng Việt
Tìm hiểu tác giả Bằng Việt gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.
-
Bếp lửa - Bằng Việt
Bếp lửa - Bằng Việt bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9