Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nuớc châu Á
Giải bài tập 4 trang 46 SGK Lịch sử 11
Đề bài
Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào những kiến thức đã học để trả lời.
Lời giải chi tiết
Giai đoạn |
Quốc gia, khu vực |
Phong trào đấu tranh tiêu biểu |
Giữa TK XIX |
Nhật Bản |
- Năm 1868, Cuộc Duy Tân Minh Trị. |
Cuối TK XIX - đầu TK XX |
Ấn Độ |
- 1857 - 1859: Khởi nghĩa Xipay. - 1885: Đảng Quốc Đại - chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập. - 1885 - 1908: phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ. |
Trung Quốc |
- 1851 - 1864, khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc; Năm 1898, cuộc Duy Tân Mậu Tuất,… cuối cùng đều bị đán áp. - Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh. |
|
Đông Nam Á |
- Phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước: + 1825 - 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan của In-đô-nê-xi-a, điển hình là khởi nghĩa nông dân của Sa-min (1890). + Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX với xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ. + Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định. + Xiêm: vua Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp Xiêm giữ được nền độc lập. |
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay
-
Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Giải bài tập 5 trang 46 SGK Lịch sử 11
-
Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Giải bài tập 3 trang 46 SGK Lịch sử 11
-
Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào?
Giải bài tập 1 trang 46 SGK Lịch sử 11