Văn hóa cổ đại phương Đông
Tóm tắt mục 5. Văn hóa cổ đại phương Đông
Mục a
a) Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
- Những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời từ rất sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch (nông lịch, có 365 ngày/năm, được chia thành 12 tháng).
- Tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Mục b
b) Chữ viết
- Người ta cần ghi chép và lưu trữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.
- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
- Ban đầu là chữ tượng hình (hình vẽ những gì mà họ muốn nói), sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng.
- Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
+ Người Ai Cập: viết trên giấy làm bằng vỏ cây papirút.
+ Người Su-me ở Lưỡng Hà: dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.
+ Người Trung Quốc: lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
Chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại
Chữ viết trên mai rùa
Mục c
c) Toán học
Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.
Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.
+ Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi=3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu,...
+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.
Mục d
d) Kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
- Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...
- Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Kim tự Tháp - Ai Cập
Thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà (ảnh phục dựng)
ND chính
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông: Lịch pháp và Thiên văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc,... |
Sơ đồ tư duy các quốc gia cổ đai phương Đông
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay
-
Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 13 SGK Lịch sử 10
-
Hãy nêu các ngành kinh tế chính ở khu vực này.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 13 SGK Lịch sử 10
-
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 10
-
Hãy trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 15 SGK Lịch sử 10
-
Ở các nước phương Đông, vua có những quyền gì?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 16 SGK Lịch sử 10