Viết bài tập làm văn số 3 lớp 9 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN TỰ SỰ

I. THAM KHẢO CÁC ĐỀ VĂN SAUrnrnĐề 1: Hãy kể về một lần tình cờ được xem nhật kí của bạn.rnrnĐề 2: Hãy tưởng tượng rằng mình được gặp người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn để kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Đề 3: Hãy kể lại cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ với thầy (cô) giáo cũ trong ngày 20 – 11.

Đề 4:  Trong buổi gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày 22 – 12, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ cha anh đi trước. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ ấy.

Đề 5: Một lần, em cùng một số bạn trong lớp đến nhà một bạn để thuyết phục bố mẹ bạn cho bạn đó tham gia lớp ngoại khoá sáng tác văn học. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó.

II. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Về dạng bài: Đây là dạng bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận.

2. Tìm hiểu đề:

- Xác định sự việc, nhân vật của câu chuyện sẽ kể (đề bài yêu cầu kể về ai, việc gì?);

- Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến nội dung sẽ kể;

- Hình dung ra chủ đề của bài văn; diễn biến câu chuyện;

- Lựa chọn ngôi kể.

3. Lập dàn ý:

Lập dàn ý theo bố cục ba phần:

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (có thể dẫn dắt hoàn cảnh xảy ra câu chuyện hoặc nêu ý nghĩa, bài học của câu chuyện để dẫn vào nội dung cần kể);

Thân bài: Có thể kể theo diễn biến tự nhiên theo trật tự trước sau của các sự việc hoặc kể theo hồi tưởng, từ hiện tại kể về quá khứ.

+ Câu chuyện mở đầu, diễn biến, kết thúc thế nào? Sắp xếp các sự việc theo trật tự hợp lí;

+ Câu chuyện có nhân vật nào? Cần khắc hoạ tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật nào hay của chính người kể chuyện? Sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm ở những tình huống nào, nhằm mục đích gì?

Ví dụ: Tâm trạng, suy nghĩ được giãi bày trong nhật kí của một bạn mà em tình cờ được biết; tâm trạng của em khi được chứng kiến những thổ lộ thầm kín của người khác (hồi hộp, ngại ngùng, ân hận, cảm thông…) (Đề 1). Cảm nghĩ của em về người lính qua cuộc nói chuyện với người lính lái xe trong bài thơ Tiểu đội xe không kính; diễn biến tâm trạng của em trong cuộc nói chuyện.(Đề 2).
Suy nghĩ của em về tình nghĩa thầy trò; diễn biến tâm trạng của em trong kỉ niệm với thầy, cô giáo cũ; cảm xúc của em khi nhớ về kỉ niệm sâu sắc ấy (Đề 3).
Suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ cha anh đi trước được bày tỏ trong buổi gặp gỡ với các chú bộ đội (Đề 4).
Tâm trạng của em và các bạn trong cuộc nói chuyện với bố mẹ người bạn để thuyết phục cho bạn tham gia lớp ngoại khoá (Đề 5).

+ Trong câu chuyện, nội dung nào cần sử dụng yếu tố nghị luận? (Nghị luận về vấn đề gì? Lí lẽ ra sao? Cần dẫn chứng nào?)

Ví dụ: Tại sao em lại bắt gặp nhật kí của bạn, xem nhật kí của người khác khi không được sự đồng ý là không hay nhưng do tình cờ và cũng do đôi chút tò mò (Đề 1). Tại sao trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm mà các chú bộ đội vẫn vui tươi, lạc quan đến tinh nghịch được (Đề 2). Tại sao kỉ niệm với thầy, cô giáo cũ lại in đậm trong tâm trí em đến thế (Đề 3). Tại sao tuổi trẻ lại phải biết ơn, có trách nhiệm đối với thế hệ cha anh đi trước (Đề 4). Thuyết phục rằng việc tham gia hoạt động ngoại khoá có tác dụng bổ trợ cho học tập, giúp học tập tốt hơn, bạn bè đoàn kết, gắn bó hơn (Đề 5).

+ Cần lập dàn ý chi tiết, cân nhắc việc miêu tả nội tâm và nghị luận cho hợp lí; chú ý đảm bảo sự kết hợp tự nhiên, hài hoà giữa tự sự, miêu tả nội tâm và nghị luận.

Kết bài: Kết thúc sự việc; nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện, suy nghĩ về bài học được rút ra sau câu chuyện,…

 hoctot.xyz

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay