Việt Nam trong những năm 1929-1933Tóm tắt mục I. Việt Nam trong những năm 1929-1933. Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục 1 1. Tình hình kinh tế - Năm 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam suy thoái. + Nông nghiệp: lúa gạo sụt giá, ruộng đất bỏ hoang. + Công nghiệp: sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm. + Thương nghiệp: xuất nhập khẩu đình đốn, giá cả đắt đỏ. - Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực. Mục 2 2. Tình hình xã hội - Khủng hoảng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. + Công nhân: bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương ít ỏi + Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá thấp. Ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt, bị bần cùng hóa. + Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa. - Xã hội Việt Nam tồn tại: hai mâu thuẫn cơ bản là: + Dân tộc Việt Nam >< thực dân Pháp (cơ bản). + Nông dân >< địa chủ phong kiến. => Cuối thập kỉ 20, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia. - Đầu 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp khủng bố dã man những người yêu nước. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến đế quốc. ND chính
Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy Việt Nam trong những năm 1929-1933 HocTot.XYZ
|