Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên
Nước ta có vùng biển rộng lớn.
1. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên
a. Nước ta có vùng biển rộng lớn
Diện tích vùng biển nước ta gần khoảng 1 triệu km2.
b. Nước ta có điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Nguồn lợi sinh vật biển: Vùng biển nước ta có nhiều thuận lợi cho sinh vật phát triển, với sự đa dạng, phong phú về thành phần loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
+ Nguồn lợi cá (khoảng 2000 loài), tôm (100 loài), cua, mực...
+ Các đặc sản khác: đồi mồi, ba ba, hải sâm, sò, huyết, bào ngư...
+ Yến sào ở các đảo Nam Trung Bộ.
- Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt:
+ Dầu mỏ: Trữ lượng khoảng 2 tỷ tấn, hàng trăm tỷ m3 khí đốt.
+ Mỏ cát (Cát trắng ở Quảng Ninh, Khánh Hòa), titan là nguyên liệu giá trị cho CN sản xuất thủy tinh, pha lê...
+ Các mỏ muối lớn là điều kiện để phát triển các vùng sản xuất muối.
- Bờ biển dài 3260 km, có nhiều eo, vịnh biển sâu → Phát triển GTVT biển, xây dựng các cảng biển công nghiệp, cảng tổng hợp, cảng nước sâu, cảng trung chuyển.
- Nước ta có nhiều hòn đảo, bãi tắm đẹp để thu hút du khách trong và ngoài nước → phát triển du lịch biển, đảo với nhiều hình thức du lịch khác nhau.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay
-
Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa
Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng.
-
Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu.
Giải bài tập Bài 3 trang 194 SGK Địa lí 12
-
Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ vùng biển
Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.
-
Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?
Giải bài tập Bài 2 trang 194 SGK Địa lí 12