Vương triều Hồi giáo Đê-li
Tóm tắt mục 2. Vương triều Hồi giáo Đê-li
Mục 2
2. Vương triều Hồi giáo Đê-li
- Ấn Độ đã trải qua một thời kì phát triển, nhất là về văn hoá truyền thống, nhưng sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc).
- Người Hồi giáo gốc Trung Á đã tiến hành cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu quốc Ấn rồi lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li.
- Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206 - thi 1526) đã:
+ Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
+ Tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Mặc dù các ông vua đã cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình của nhân dân.
- Yếu tố văn hoá mới - văn hoá Hồi giáo - được du nhập vào Ấn Độ.
+ Nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng. Đê-li trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XIV.
=> Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và Ả-rập Hồi giáo. Sự giao lưu văn hoá Đông - Tây cũng được thúc đẩy hơn.
- Thời Vương triều Hồi giáo Đê-li cũng là thời mà các thương nhân Ấn Độ mang đạo Hồi đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.
ND chính
Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li. |
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Vương triều hồi giáo Đê-li
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay
-
Sự phát triển văn hoá thời Gúp-ta đưa đến điều gì ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 41 SGK Lịch sử 10
-
Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 42 SGK Lịch sử 10