Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó
Tóm tắt mục II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học- công nghệ.
II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó
Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng Khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
1. Bản chất
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Hình ảnh minh họa cho xu thế toàn cầu hóa
2. Biểu hiện của toàn cầu hóa
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, (giá trị trao đổi tăng lên 12 lần).
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia (giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu).
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học - kỹ thuật.
Mức độ rộng lớn và tầm ảnh hưởng của các công ty, tập đoàn lớn
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)
=> Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.
4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa
* Tích cực
- Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
* Tiêu cực
- Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội
- Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
=> Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Do vậy, “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.
4. Mở rộng: Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa
a) Thời cơ:
- Chiếm lĩnh thị trường.
- Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ.
- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,...
b) Thách thức:
- Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.
- Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.
- Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,...
=> Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Do vậy, “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.
c) Trong xu thế hòa bình và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi sau:
- Hợp tác kinh tế: trên nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến ngoại thương với các dự án từ nhỏ đến lớn, hợp tác về kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
- Thu hút vốn đấu tư nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nếu sử dụng hợp lí sẽ làn nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. Thực tế Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm vị trí quan trọng, trong đó có vốn đầu tư không hoàn lại.
- Ứng dụng khoa học – kĩ thuật: Khoa học - kĩ thuật có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thay đối các nhân tố sản xuất (tư liệu sản xuất, người lao động).
ND chính
- Bản chất, biểu hiện và những tác động tích cực, tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa. - Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa. Trong đó, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi như thế nào? |
Sơ đồ tư duy Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay
-
Hãy nêu đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Lịch sử 12
-
Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 70 SGK Lịch sử 12
-
Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp
Giải bài tập Bài 1 trang 70 SGK Lịch sử 12
-
Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển ?
Giải bài tập Bài 2 trang 70 SGK Lịch sử 12