Ấn tượng của anh, chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ tình, cũng là một bài thơ về đất nước, con người, nhưng quan trọng hơn là một bức di thư, gửi gắm niềm yêu thống thiết, bắt đầu từ một mối tình dang dở, nhưng kết thúc ở tình đời bao la.

   Đây thôn Vĩ Dạ rút trong tập Thơ Điên của Hàn Mạc Tử - tập thơ được xuất bản sau khi ông qua đời (1940). Con người đầy tài hoa và nhiệt huyết, năm 25 tuổi (1937), bị mắc bệnh phong cùi và qua đời ba năm sau dó. Với một đời ngắn ngủi và chỉ với hơn 10 năm sáng tác, thi sĩ đã để lại cho đời nhiều thi phẩm có giá trị, trong đó. Đây thôn Vĩ Dạ được xem là một kiệt tác.

   Xuất xứ bài thơ có liên quan đến câu chuyện tình giữa thi sĩ  và cô con gái ông chủ sở Đạc Điền - Quy Nhơn. Tuy chỉ là mối tình đơn phương nhưng nó đã để lại trong lòng thi sĩ họ Hàn một ấn tượng sâu sắc. Và trong bài thơ này, ý nghĩa của ấn tượng này không chỉ dừng lại ở chỗ đối với một con người cụ thể, một làng quê cụ thể, mà còn có giá trị phổ quát, giá trị nhân văn hết sức sâu đậm.

   Khổ 1: Sao anh không về...

   Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là lời trách thầm, và cũng là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng. Đó là lời tác giả nói với Kim Cúc, hay lời Kim Cúc được tường tượng ra để trách móc nhà thơ? Cũng có thể hiểu đó là lời một nhân vật trữ tình phiếm chỉ:

   Hình ảnh “nắng mới, hàng cau" cùng với lá vườn mướt “xanh như ngọc” tạo ra một bức tranh chói lòa ánh sáng và rực rỡ sắc màu. Người ta không hết bàng hoàng là vì sao, qua hàng trăm năm, bức tranh làng cảnh Việt Nam vẫn thiếu vắng một hình ảnh rất dân dã, quen thuộc mà lại tươi đẹp đến rực rỡ như hình ảnh “nắng mới - hàng cau” trong bài thơ này?

   Câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” đã gây nhiều cách hiểu: có người cho đó là gương mặt của người đàn ông vuông vức “chữ điền”, tượng trưng cho người quan chức thời phong kiến; có người lại cho đó là gương mặt đẹp của người xứ Huế nói chung...., nhưng muốn hiểu thế nào thì câu thơ bí ẩn này vẫn mang phong vị và vẻ đẹp cổ kính, có lá trúc, có gương mặt chữ điền, có thể tượng trưng cho quê hương và con người xứ Huế.

   Trong khổ thơ thứ hai: Gió theo lối gió... kịp tối nay?

   Cánh tượng thực bên bờ sông Hương:

Gió theo lối gió mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

   Nhưng đó cũng là ẩn dụ kín đáo. Cái đặc biệt ở đây là ẩn dụ không toàn phần - tức là “ẩn dụ một nửa”, “bán ẩn dụ”.

   Hai câu tiếp theo là câu hỏi mơ hồ, đầy ẩn ý:

     Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

   “Thuyền ai” là câu hỏi dành cho ai? Tại sao lại phai “về kịp” Sao lại “tối nay?” Tất cả những từ, những chữ ấy đều chứa đựng những điều huyền bí, khiến cho bài thơ như có ma lực, hấp dẫn người ta không dứt.

    Khổ 3: Mơ khách đường xa... Ai biết tình ai có đậm đà?

    Những hình ảnh mơ hồ, huyền ảo không ai giải thích nổi, và cuối cùng cũng không cần giải thích. Chỉ biết rằng những hình ảnh mơ hồ ấy rất ám ảnh người đọc, khiến ta cảm thấy đó là những câu thơ ấy là hay nhất, không thể thay thế.

   Câu hỏi tu từ không thể trả lời, nhưng ta vẫn thấy câu hỏi ấy thống nhất với mạch cảm xúc chung của cả bài thơ: mở đầu và kết thúc đều là câu hỏi tu từ. Cả bài thơ là một câu hỏi lớn không cần ai giải đáp. Đó chính là tình yêu, là tâm hồn Hàn Mạc Tử. Cũng chính là lời yêu nhắn gửi lại cuộc đời này với tất cả những nỗi niềm day dứt khó quên.

   Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ tình, cũng là một bài thơ về đất nước, con người, nhưng quan trọng hơn là một bức di thư, gửi gắm niềm yêu thống thiết, bắt đầu từ một mối tình dang dở, nhưng kết thúc ở tình đời bao la. Tình yêu của Hạn Mặc Tử đối với một người con gái xứ Huế, đối với một làng quê xứ Huế, và rộng lớn hơn là đối với tất cả cuộc đời này thật sự đã đạt tới một tình yêu bất tử.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close