Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - SGK Địa lí 12 Cánh diềuDựa vào thông tin bài học, hãy khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I Câu hỏi mục I trang 46 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy khái quát vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 46. Lời giải chi tiết:
? mục II 1 Câu hỏi mục II.1 trang 48 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy: - Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nền nông nghiệp ở nước ta. - Nêu ví dụ cụ thể để minh hoạ cho thế mạnh và hạn chế đó. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 47 – 48. Lời giải chi tiết:
? mục II 2 Câu hỏi mục II.2 trang 49 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 48 – 49. Lời giải chi tiết: - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. + Nội bộ ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất của các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu của thị trường (cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao). Các cây trồng mới có triển vọng như: cây dược liệu, cây cảnh, nấm,... được ưu tiên chú trọng phát triển. + Trong ngành chăn nuôi, tỉ trọng các ngành có tiềm năng và thị trường lớn như thịt gia cầm, trứng, sữa có xu hướng tăng; tỉ trọng ngành chăn nuôi lợn và gia súc lớn được duy trì. - Phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tăng cường áp dụng khoa học – công nghệ. Nhiều hình thức sản xuất nông nghiệp mới được hình thành (nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao,...). - Phân bố sản xuất nông nghiệp thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái, dưới tác động của khoa học – công nghệ và thu hút đầu tư. VD: Vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, cây lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng... ? mục II 3.1 Câu hỏi mục II.3.1 trang 52 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 49 – 52. Lời giải chi tiết: - Trồng trọt hiện là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta, năm 2021, giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. - Cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta khá đa dạng, bao gồm: cây hàng năm (cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng năm, cây rau đậu); cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả) và một số cây trồng khác (nấm, cây dược liệu, cây cảnh,...). * Cây lương thực: - Lúa là cây trồng chính ngành sản xuất lương thực, chiếm 88,9 % diện tích cây lương thực có hạt nước ta (2021). - Diện tích trồng lúa ở nước ta có xu hướng giảm, song năng suất và sản lượng vẫn tăng do sử dụng nhiều giống lúa mới cao sản, chất lượng cao và việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong canh tác. - Cho đến nay, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên thế giới. - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo trọng điểm của cả nước. Năm 2021, vùng chiếm hơn 53% diện tích và hơn 55% sản lượng cả nước. * Cây rau đậu: - Rau đậu là cây trồng có diện tích tăng nhanh ở nước ta, từ 970,4 nghìn ha (2010) lên 1127,4 nghìn ha (2021) do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn. - Cây rau đậu được trồng rộng khắp ở các địa phương trên cả nước. - Các tỉnh có diện tích và sản lượng cây rau đậu lớn: Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng, Tiền Giang,... - Lâm Đồng trồng rau lớn nhất cả nước. * Cây công nghiệp: - Cây công nghiệp ở nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu,...) và một số cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, hồi, quế,...). - Diện tích cây công nghiệp lâu năm chiếm hơn 80 % tổng diện tích cây công nghiệp của cả nước năm 2021. - Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp lâu năm đã đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số sản phẩm: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè,... - Trên cả nước đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. + Cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,... + Cao su và điều được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. + Chè được phát triển chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. - Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu: mía, lạc, đậu tương. + Mía được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. + Lạc được trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ và một phần của Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. - Các cây trồng khác (đay, cói, dâu tằm, thuốc lá) có diện tích không đáng kể và xu hướng ngày càng thu hẹp dần. - Cây ăn quả được phát triển khá mạnh ở nước ta trong những năm gần đây do mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Các cây ăn quả chính bao gồm: chuối, xoài, vải, chôm chôm, nhãn, cam, quýt, bưởi,... - Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất hiện nay là Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. ? mục II 3.2 Câu hỏi mục II.3.2 trang 53 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 51 – 53. Lời giải chi tiết: - Chăn nuôi đang từng bước phát triển để trở thành ngành sản xuất quan trọng, chiếm 34,7 % giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước (2021). - Các vật nuôi chủ yếu: trâu, bò, lợn, dê và gia cầm (gà, vịt,...). - Hình thức chăn nuôi trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được chú trọng. Các công nghệ về chế biến, giống, thức ăn, thuốc thú y... được đầu tư. - Chăn nuôi lợn và gia cầm: + Đàn lợn có hơn 23 triệu con, chiếm khoảng 60 – 70 % tổng sản lượng thịt các loại (2021). + Đàn gia cầm tăng, đạt trên 500 triệu con (2021). + Do nhu cầu tiêu dùng trên thị trường tăng mạnh và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phát triển chăn nuôi, gia cầm là nguồn cung cấp sản lượng thịt lớn thứ hai ở nước ta. + Đàn lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. - Chăn nuôi trâu, bò: + Đàn trâu có xu hướng giảm, có tổng số 2,3 triệu con (2021). + Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (trên 1/2 cả nước), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chủ yếu ở Thanh Hoá, Nghệ An). Nghệ An là tỉnh có đàn trâu nhiều nhất cả nước với hơn 268 nghìn con (2021). + Đàn bò có xu hướng tăng nhanh, tổng số lượng là hơn 6 triệu con (2021). + Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. + Chăn nuôi bò sữa với tổng đàn trên 500 nghìn con, được phát triển ở Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. + Các tỉnh, thành phố chăn nuôi bò sữa lớn nhất nước ta: Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Sơn La, Lâm Đồng, Long An, Hà Nội,... - Chăn nuôi dê, cừu: + Chăn nuôi dê, cừu phát triển mạnh ở nước ta trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh. + Tổng số dê và cừu tăng từ khoảng 1 triệu con (2010) lên hơn 3 triệu con (2021), trong đó đàn dê là chủ yếu (chiếm trên 90 % tổng đàn dê, cừu). + Dê được nuôi tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. + Cừu được nuôi chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Bến Tre, … ? mục II 4 Câu hỏi mục II.4 trang 53 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy nêu các xu hướng phát triển trong nông nghiệp của nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 53. Lời giải chi tiết: Xu hướng phát triển chính của nông nghiệp nước ta: - Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. - Phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản ở cả trong nước và ngoài nước. - Phát triển nông nghiệp gắn với các dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn. - Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, ứng phó với biến đổi khí hậu. ? mục III 1 Câu hỏi mục III.1 trang 54 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 53 – 54. Lời giải chi tiết:
? mục III 2 Câu hỏi mục III.2 trang 55 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy trình bày về tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 54, 55 Lời giải chi tiết: Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng); khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
? mục III 3 Câu hỏi mục III.3 trang 56 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày về vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 55 – 56. Lời giải chi tiết: - Rừng là một tài nguyên quý giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kinh tế, môi trường cũng như sinh kế của hàng triệu người dân. - Hiện nay, mặc dù tổng diện tích rừng ở nước ta đang tăng lên đáng kể, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Do đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp,... nhằm quản lí, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững, hiệu quả. - Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản lí, bảo vệ rừng hiện nay là: + Quản lí, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có. + Hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp; hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. - Đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trọng quản lí rừng. - Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật trong quản lí, giám sát tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. ? mục IV 1 Câu hỏi mục IV.1 trang 56 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thuỷ sản ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 56. Lời giải chi tiết: * Thế mạnh: - Vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi hải sản khá phong phú với hơn 2.000 loài cá (khoảng 100 loài có giá trị kinh tế), hơn 1600 loài giáp xác, 2500 loài thân, 600 loài rong biển. - Vùng biển nước ta rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau Kiên Giang và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. - Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông. Trong vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo ven bờ → phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng → nuôi thả tôm, cả nước ngọt. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa → việc đánh bắt và nuôi trồng diễn ra quanh năm. - Người lao động có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. - Phương tiện khai thác, bảo quản ngày càng hiện đại → đánh bắt xa bờ. - Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá và hoạt động nghiên cứu sản xuất con giống chất lượng cao, chế biến thức ăn được mở rộng. - Các chính sách quản lí của Nhà nước đối với ngành thuỷ sản (Luật Thuỷ sản, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường...) ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ. - Việc đa dạng hoá thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do đã giúp cho thị trường của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng. - Bên cạnh thị trường trong nước và các thị trường truyền thống, các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã thâm nhập vào những thị trường đòi hỏi chất lượng cao: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... * Hạn chế: - Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, gió mùa,...). - Ô nhiễm môi trường nước (đặc biệt là vùng ven bờ). - Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động. ? mục IV 2 Câu hỏi mục IV.2 trang 57 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào thông tin và hình 10.2, hãy: - Trình bày về tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản của nước ta. - Trình bày về sự chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản của nước ta. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 57. Lời giải chi tiết: - Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản nước ta liên tục tăng. Giá trị sản xuất của ngành chiếm 26,3% giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; với tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 6%/năm (2021). - Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản. - Khai thác thủy sản: + Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng, hoạt động đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh nhờ việc áp dụng các công nghệ hiện đại: công nghệ dò và định vị cá, định vị hải đồ, pin mặt trời.... + Các tỉnh, thành phố ven biển đều đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định,.. có sản lượng khai thác lớn của cả nước. - Nuôi trồng thuỷ sản: + Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu: tôm, cá tra, cá ba sa, rong biển,... + Các mô hình nuôi tuần hoàn, nuôi sinh thái (tôm - rừng, tôm - lúa), nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc được áp dụng rộng rãi. → Sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng tăng nhanh. + Tôm và cá nước ngọt được nuôi nhiều ở Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,… Luyện tập Câu hỏi Luyện tập trang 57 SGK Địa lí 12, Cánh diều Dựa vào bảng 10.1, hãy: a) Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta giai đoạn 2010 - 2021. b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 2010 - 2021. Phương pháp giải: Vẽ và nhận xét biểu đồ. Lời giải chi tiết: a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021 b) Nhận xét và giải thích - Nhìn chung, sản lượng lúa của nước ta đã có sự biến động trong giai đoạn 2010 – 2021 theo hướng tăng sản lượng. + Giai đoạn 2010 – 2015: sản lượng lúa tăng, từ 40 triệu tấn lên 45,1 triệu tấn, tăng 5,1 triệu tấn. + Giai đoạn 2015 – 2020: sản lượng lúa giảm, từ 45,1 triệu tấn giảm xuống còn 42,7 triệu tấn, giảm 2,4 triệu tấn. + Từ năm 2020 đến 2021: sản lượng lúa đã tăng lên đáng kể, trong 1 năm đã tăng 1,2 triệu tấn, từ 42,7 triệu tấn lên 43,9 triệu tấn. - Mặc dù diện tích trồng lúa có xu hướng giảm nhưng sản lượng vẫn tăng do năng suất tăng, nhiều giống lúa mới cao sản, áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kĩ thuật tronvà công nghệ hiện đại vào sản xuất. Vận dụng Câu hỏi Vận dụng trang 57 SGK Địa lí 12, Cánh diều Thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một sản phẩm nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) hoặc hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương em. Phương pháp giải: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 57. Lời giải chi tiết: VD: Nuôi trồng thủy sản ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. * Gợi ý: 1. Thế mạnh và hạn chế Hậu Lộc là một huyện ven biển thuộc đồng bằng Thanh Hóa, nằm gần các thị trường tiêu thụ lớn, những trung tâm hỗ trợ đầu tư kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí và chuyển giao khoa học công nghệ. Hậu Lộc là một huyện ven biển thuộc đồng bằng Thanh Hóa, được bồi tụ phù sa màu mỡ bởi hệ thống sông Mã nên địa hình nhìn chung bằng phẳng, màu mỡ. Đây là huyện có lợi thế trong nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, bên cạnh đó còn có tiềm năng lớn về nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, hệ thống sông ngòi và luồng lạch, cửa sông khá dày đặc vùng tạo ra mạng lưới giao thông đường thủy thuận tiện, đồng thời các cửa sông còn là nơi chuyển lưu một khối lượng phù sa, mùn bã hữu cơ giàu dinh dưỡng là nguồn thức ăn tốt cho các loài hải sản. Bên cạnh đó, khí hậu của huyện có các chỉ số cao về độ ẩm, ánh sáng và có ít sự phân hóa theo lãnh thổ, là điều kiện rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển, đầu tư về vật chất kĩ thuật cũng như hậu cần dịch vụ, hứa hẹn là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện. Bên cạnh những lợi thế trên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện còn gặp nhiều khó khăn lớn như sau: Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, các yếu tố thu hút nguồn lực từ bên ngoài không nhiều, khả năng tạo nguồn vốn nội bộ còn hẹp. Một số dự án nuôi trồng thủy sản đã triển khai nhưng thiếu vốn, nhất là việc huy động vốn tín dụng và vốn tự có của dân thấp nên tiến độ thực hiện các dự án chậm. Nông – ngư dân thiếu vốn để đầu tư cải tạo ao, đầm, xây dựng các công trình nuôi trồng, các cơ sở giống, vật tư. Trong khi đó, vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Về cơ sở vật chất kĩ thuật, mặc dù gần đây đã được quan tâm nhưng tốc độ đầu tư, cải tạo còn chậm so với yêu cầu, chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa. Do ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai với những bất thường của thời tiết và khí hậu, giá cả thị trường không ổn định đã ảnh hưởng lớn tới tâm lí của người sản xuất và sự phát triển của các đối tượng nuôi trồng. 2. Hiện trạng Nuôi trồng thủy sản góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của huyện Hậu Lộc. Từ năm 2010 đến nay, giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thủy sản huyện Hậu Lộc liên tục gia tăng, năm 2010 chỉ đạt 61 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã đạt 321 tỷ đồng. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản, tỉ trọng ngành nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có xu hướng tăng khá nhanh trong giai đoạn 2010 – 2019. Nếu như năm 2010, ngành nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 9,65% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản thì đến năm 2019, ngành nuôi trồng thủy sản đã chiếm 15,23%. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng liên tục qua các năm. Năm 2015 diện tích cho nuôi trồng thủy sản là 1694,8 ha và tăng lên 1979,9 ha vào năm 2019. Trong đó, diện tích nước mặn chiếm tỉ trọng cao nhất, đạt khoảng 37,5%, tiếp đến là nước ngọt với 37% và nước lợ đạt 25,5%. Trong giai đoạn 2015 - 2019, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn huyện có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 2%/năm. Trong đó chủ yếu là diện tích trũng sau đó là diện tích ao hồ nhỏ và cuối cùng là diện tích mặt nước lớn. Cùng với sự mở rộng của diện tích thì sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng ngày một tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng còn khá chậm. Năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản là 11957 tấn, trong đó, nuôi nước mặn là 10200 tấn, chiếm tới 85% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của toàn huyện; nuôi nước ngọt là 1185 tấn, chiếm 10% và nuôi nước lợ là 572 tấn, chiếm 5%. Đến năm 2019, tổng sản lượng đạt 12600 tấn. Năng suất nuôi trồng thủy sản khá cao, năm 2010 năng suất bình quân đạt 7,5 tấn/ha, năm 2019 giảm còn 6,3 tấn/ha và hiện nay ổn định ở mức trên 7 tấn/ha. Sở dĩ năng suất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 – 2019 giảm là do những ảnh hưởng từ dịch bệnh, những bất thường diễn biến thời tiết thất thường và thiên tai. Hình thức nuôi trồng thủy sản của huyện Hậu Lộc khá đa dạng và có sự phát triển tích cực trong những năm gần đây. Các hình thức nuôi trồng thủy sản đang có sự phát triển mạnh là hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, trang trại nuôi trồng thủy sản, kinh tế hộ vẫn có vai trò quan trọng và đóng góp cho sự phát triển của ngành. Nhìn chung, ngành thủy sản huyện Hậu Lộc đã có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2010 – 2019 và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, cùng với đó, ngành vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để phát triển tốt hơn nữa.
|