Bài 4 trang 39 SGK Đại số 10Xét tính chẵn lẻ của hàm số Video hướng dẫn giải Xét tính chẵn lẻ của hàm số: LG a \(y = |x|\); Phương pháp giải: Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\). Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D \) gọi là hàm số lẻ nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\). Lời giải chi tiết: Tập xác định của \(y = f(x) = |x|\) là \(D = \mathbb R\). \(∀x ∈\mathbb R \Rightarrow -x ∈\mathbb R\) \(f(- x) = |- x| = |x| = f(x)\) Vậy hàm số \(y = |x|\) là hàm số chẵn. LG b \(y = (x + 2)^2\) Phương pháp giải: Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\). Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D \) gọi là hàm số lẻ nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\). Lời giải chi tiết: Tập xác định của \(y = f(x) = (x + 2)^2\) là \(\mathbb R\). \(\forall x ∈\mathbb R \Rightarrow-x ∈\mathbb R\) \( f(- x) = (- x + 2)^2 \)\( = x^2– 4x + 4 = (x - 2)^2 \) \(≠(x+2)^2 = f(x)\) Mà \( - f(x) = -(x+2)^2\) nên \(f(- x) = (x - 2)^2 \) \(≠ -(x+2)^2 =- f(x)\) Vậy hàm số \(y = (x + 2)^2\) không chẵn, không lẻ. LG c \(y = x^3 + x\) ; Phương pháp giải: Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\). Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D \) gọi là hàm số lẻ nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\). Lời giải chi tiết: Tập xác định: \(D =\mathbb R\), \(\forall x ∈ D \Rightarrow -x ∈ D\) \(f(– x) = (– x)^3 + (– x) = - x^3 - x \) \(= - (x^3+ x) = – f(x)\) Vậy hàm số đã cho là hàm số lẻ. LG d \(y = x^2 + x + 1\). Phương pháp giải: Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = f\left( x \right)\). Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D \) gọi là hàm số lẻ nếu : \(\forall x \in D\) thì \( - x \in D\) và \(f\left( { - x} \right) = - f\left( x \right)\). Lời giải chi tiết: Tập xác định: \(D=\mathbb R\), \(\forall x\in D \Rightarrow -x\in D\) \(f(-x)=(-x)^2+(-x)+1\) \(=x^2-x+1 \ne f(x)\) Lại có \( - f\left( x \right) = - \left( {{x^2} + x + 1} \right) \) \(= - {x^2} - x - 1\) Nên \(f(-x)=x^2-x+1 \) \(\ne - {x^2} - x - 1 = -f(x) \) Vậy hàm số không chẵn cũng không lẻ. HocTot.XYZ
|