Bài 5 trang 95 SGK Hoá học 12

Cho lá sắt vào

Đề bài

Cho lá sắt vào

a) Dung dịch H2SO4 loãng.

b) dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng trong mỗi trường hợp.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức đã học quan sát về màu sắc dung dịch, hiện tượng kết tủa hay bay hơi để nêu được hiện tượng xảy ra.

Viết phương trình hóa học phản ứng xảy ra.

Lời giải chi tiết

a) Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, thấy khí không màu thoát ra và bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt; bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt tăng dần làm giảm diện tích tiếp xúc giữa thanh sắt với dung dịch H2SO4 do đó khí thoát ra giảm dần và ngừng hẳn.

PTHH:             Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

b) Khi cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4, xảy ra phản ứng:

PTHH:              Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu màu đỏ tạo thành bám trên bề mặt thanh sắt hình thành cặp pin điện hóa Cu-Fe. Lúc này xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học trong dung dịch điện li H2SO4

Tính khử Fe > Cu nên Fe đóng vai trò là cực âm, Cu đóng vai trò là cực dương.

+ Ở điện cực âm, Fe bị ăn mòn theo phản ứng:

             Fe → Fe2+ + 2e

+ Ở điện cực dương, ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron:

             2H+ + 2e → H2

Như vậy ta thấy bọt khí H2 thoát ra ở cực Cu, không ngăn cản Fe phản ứng với H2SOnên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn, bọt khí H2 thoát ra nhiều hơn.

HocTot.XYZ

  • Bài 6 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 6 trang 95 SGK Hoá học 12. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?

  • Bài 4 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 4 trang 95 SGK Hoá học 12. Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ? Giải thích?

  • Bài 3 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 3 trang 95 SGK Hoá học 12. Hãy nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?

  • Bài 2 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 2 trang 95 SGK Hoá học 12. Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hoá học?

  • Bài 1 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 1 trang 95 SGK Hoá học 12. Ăn mòn kim loại là gì? Có mấy dạng ăn mòn kim loại? Dạng nào xảy ra phổ biến hơn?

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close