Bài 53: Thể tích của hình lập phương (tiết 1) trang 50 vở bài tập Toán 5 - Kết nối tri thức

Hoàn thành bảng sau.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Giải Bài 1 trang 50 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Hoàn thành bảng sau.

Độ dài cạnh hình lập phương

5 cm

1,2 dm

0,6 m

Thể tích của hình lập phương

 

 

 

Phương pháp giải:

Muốn tính thể tích của hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Lời giải chi tiết:

Độ dài cạnh hình lập phương

5 cm

1,2 dm

0,6 m

Thể tích của hình lập phương

125 cm3

1,728 dm3

0,216 m3

Bài 2

Giải Bài 2 trang 50 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Việt và Nam xếp được hai hình từ các hình lập phương nhỏ như sau.

a) Nam cần dùng thêm bao nhiêu hình lập phương nhỏ để nhận được hình như của Việt?

A. 6 hình

B. 12 hình

C. 15 hình

D. 16 hình

b) Nếu mỗi hình lập phương nhỏ có cạnh 2 cm thì thể tích hình của Việt là bao nhiêu xăng-ti-mét khối?

A. 27 cm3

B. 54 cm3

C. 108 cm3

D. 216 cm3

Phương pháp giải:

a) Xác định số hình lập phương nhỏ trong hình của mỗi bạn.

   Số hình lập phương nhỏ cần dùng thêm = Số hình lập phương của Việt - số hình lập phương của Nam

b)

- Tính thể tích mỗi hình lập phương nhỏ.

- Thể tích hình của Rô-bốt = thể tích hình lập phương nhỏ x số hình lập phương trong hình của Việt

Lời giải chi tiết:

a) Hình của Việt gồm 27 khối lập phương.

   Hình của Nam gồm 12 khối lập phương.

Nam cần dùng thêm số hình lập phương nhỏ để nhận được hình như của Việt là: 27 - 12 = 15 (khối lập phương)

Đáp án: C.

b) Thể tích mỗi hình lập phương nhỏ là: 2 x 2 x 2 = 8 (cm3)

Thể tích hình của Việt là: 8 x 27 = 216 (cm3)

Đáp án: D

Bài 3

Giải Bài 3 trang 50 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngăn trên cùng của tủ sách có dạng hình lập phương cạnh 3 dm.

a) Tính thể tích của ngăn tủ đó.

b) Mai đã xếp một hộp quà có dạng hình lập phương cạnh 20 cm vào trong ngăn tủ. Tính thể tích phần còn trống trong ngăn tủ đó.

Phương pháp giải:

a) Muốn tính thể tích của hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

b) Thể tích phần còn trống = Thể tích ngăn tủ - Thể tích hộp quà

Lời giải chi tiết:

Bài giải

a) Thể tích ngăn tủ là:

3 x 3 x 3 = 27 (dm3)

Đổi 27 dm3 = 27 000 cm3

b) Thể tích hộp quà là:

20 x 20 x 20 = 8 000 (cm3)

Thể tích còn trống là:

27 000 – 8 000 = 19 000 (cm3)

Đáp số: a) 27 000 cm3

              b) 19 000 cm3

Bài 4

Giải Bài 4 trang 51 VBT Toán 5 tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Nam có một bình đựng 19 l nước và một số hộp nhựa dạng hình lập phương cạnh 20 cm. Hỏi với lượng nước trong bình thì Nam có thể đổ đầy nhiều nhất bao nhiêu hộp nhựa như vậy? Biết 1 l = 1 dm3.

Phương pháp giải:

- Tính thể tích nước mỗi hộp nhựa chứa được.

- Tính số hộp nhựa được đổ đầy nước = Thể tích nước : Thể tích nước trong mỗi hộp nhựa.

Lời giải chi tiết:

Bài giải

Thể tích nước trong mỗi hộp nhựa là:

20 x 20 x 20 = 8 000 (cm3)

Đổi: 19 l = 19 dm3

8 000 cm3 = 8 dm3

Số hộp nhựa được đổ đầy nước là:

18 : 9 = 2 (hộp)

Đáp số: 2 hộp nhựa

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close