Bài 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (Trước năm 1945) lịch sử - Chân trời sáng tạo 11

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được hiểu là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1 1

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng. 

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được hiểu là 

A. quá trình một quốc gia, dân tộc đấu tranh chống mọi kẻ thù xâm lược. 

B. quá trình huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước nhằm đánh bại kẻ thù. 

C. quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước nhằm đánh bại ý đồ lật đổ của kẻ thù. 

D. quá trình một dân tộc nổi dậy chống lại ách thống trị của kẻ xâm lược. 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 1 2

Điểm khác biệt giữa cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (năm 938) với các cuộc đấu tranh khác thời Bắc thuộc là gì 

A. Lần đầu tiên khôi phục nền độc lập tự chủ cho dân tộc. 

B. Lần đầu tiên thành lập nhà nước độc lập cho dân tộc. 

C. Buộc chính quyền phương Bắc công nhận quyền tự chủ. 

D. Mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc ta. 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 1 3

Nét độc đáo trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt là 

A. giả thua để bất ngờ phân công tiêu diệt. 

B giam chân giặc ở phòng tuyến Như Nguyệt rồi bất ngờ tấn công. 

C. kết hợp tấn công quân sự với vận động tâm lí. 

D. chủ động giảng hoa kết thúc chiến tranh trên thế thắng. 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 1 4

Trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, chiến thắng đi vào lịch sử như biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta là 

A. Vân Đồn. 

B. Vạn Kiếp. 

C. Bạch Đông. 

D. Chương Dương. 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 1 5

Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại vì 

A. giác đánh bất ngờ nên không kịp chống đó. 

B nhà Hồ có ít tướng tài chỉ huy kháng chiến. 

C, nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân. 

D. nội bộ tướng lĩnh triều đình bị chia rẽ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 1 6

Trong lời Hiệu dụ của vua Quang Trung, câu "Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng” có ý nghĩa thể hiện tinh thần 

A. quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. 

B. tự lực tự cường của dân tộc Việt Nam. 

C. quyết tâm đánh ngoại xâm, giữ gìn văn hoá và phong tục tập quán. 

D. quyết tâm đánh giặc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 1 7

Hai câu thơ dưới đây nói về người anh hùng nào? "Hoa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần” 

A. Nguyễn Tri Phương 

C. Phan Đình Phùng. 

B. Trương Định. 

D. Nguyễn Trung Trực. 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 1 8

Trước tình hình thế giới và trong nước hiện nay có nhiều biến đổi, Việt Nam cản phải làm gì để giữ vững độc lập chủ quyền đất nước? 

A. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc kiên quyết chiến đấu chống mọi kẻ thù xâm lược. 

B. Lấy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì sự ổn định về kinh tế, chính trị, quân sự ngoại giao. 

C. Duy trì chính sách đối ngoại hoà bình, Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước láng giềng 

D. Xây dựng sức mạnh nội tại của quốc gia, củng cố khối đoàn kết dân tộc, hình thành thế trận quốc phòng toàn dân. 

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2

Hoàn thành sơ đồ về các cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Trước tình hình thế giới và trong nước hiện nay có nhiều biến đổi, Việt Nam cần phải làm gì để giữ vững độc lập chủ quyền đất nước?

Lời giải chi tiết:

(*) HS điền các thông tin sau vào sơ đồ

- 179 TCN, kháng chiến chống quân Nam Việt

- 938,  kháng chiến chống quân Nam Hán

- 981, kháng chiến chống quân Tống

- 1075 - 1077, kháng chiến chống quân Tống

- 1258, kháng chiến chống quân Mông Cổ

- 1285, kháng chiến chống quân Nguyên

- 1287 - 1288, kháng chiến chống quân Nguyên

- 1407, kháng chiến chống quân Minh

- 1785, kháng chiến chống quân Xiêm

- 1789, kháng chiến chống quân Thanh

- Thế kỉ XIX, kháng chiến chống quân Pháp

Bài tập 3

Hoàn thành bảng thông tin dưới đây để làm rõ những điểm khác nhau giữa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 - 1077.

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075-1077

Người lãnh đạo

 

 

Trận quyết chiến chiến luợc

 

 

Nghệ thuật

quân sự

 

 

Bài học lịch sử

 

 

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075-1077

Người lãnh đạo

- Lê Hoàn

- Lý Thường Kiệt

Trận quyết chiến chiến luợc

- Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng

- Trận chiến tại phòng tuyến trên sông Như Nguyệt

Nghệ thuật

quân sự

- Đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng

- Tiên phát chế nhân

- Lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt

- Đánh vào tâm lí địch

- Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh

Bài học lịch sử

- Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc.

- Có đường lối đấu tranh phù hợp.

- Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc.

- Có đường lối đấu tranh phù hợp.

Bài tập 4 1

Quan sát lược đồ 7.4 trang 46 và dựa vào kiến thức đã học, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Vì sao Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân”? Em có suy nghĩ gì về việc quân nhà Lý chủ động tấn công sang đất Tống?

Lời giải chi tiết:

- Với việc đánh giá, phân tích tình hình trước thế địch mạnh, Lý Thường Kiệt cho rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”. Ông chủ trương “tiên phát chế nhân”, sử dụng hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ mở cuộc tiến công bằng cả đường thủy và đường bộ sang phía Nam đất Tống, nhanh chóng tiêu diệt các đồn, trại của giặc, triệt phá các căn cứ quân sự, hậu cần quan trọng ở dọc biên giới từ cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu cho tới thành Ung Châu.

- Việc quân nhà Lý chủ động tấn công sang đất Tống đã:

+ Khiến quân Tống rơi vào thế bị động.

+ Xây dựng tư tưởng, củng cố quyết tâm cho binh sĩ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đánh bại quân thù.

+ Trên đường tiến quân, do nắm chắc tình hình và hiểu được tâm lý bất mãn của người dân nước Tống với các cuộc chiến tranh kéo dài liên miên với các nước Liêu, Hạ, cùng với chế độ đàn áp, bóc lột hà khắc của vua quan triều Tống, Lý Thường Kiệt đã cho niêm yết và phân phát rộng rãi Phạt Tống Lộ bố văn để tố cáo tội ác của vua quan nhà Tống, âm mưu gây chiến tranh, nô dịch Đại Việt và nói rõ mục đích cuộc tiến quân của ta sang đất Tống là đánh bọn thống trị tàn ác; là hành động tự vệ chính đáng của quân dân Đại Việt. Đây thực sự là một kế sách đúng đắn, sáng tạo, sự nhạy bén, sắc sảo của Bộ thống soái triều Lý khi sử dụng hiệu quả biện pháp tác động trực tiếp vào tư tưởng, tinh thần của người dân nước Tống.

Bài tập 4 2

Nêu những dẫn chứng thể hiện vai trò và sự lãnh đạo tài ba của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077).

Lời giải chi tiết:

Một số dẫn chứng cho thấy vai trò và sự lãnh đạo tài ba của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077):

- Sử dụng hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ mở cuộc tiến công bằng cả đường thủy và đường bộ sang phía Nam đất Tống, nhanh chóng tiêu diệt các căn cứ Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu.

- Chỉ huy nhân dân và quân sĩ xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt

- Trực tiếp chủ huy trận quyết chiến chiến lược với quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

Bài tập 5

Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp về anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

yêu nước, thương dân

linh hoạt

đoàn kết dân tộc

dân

trung quân, ái quốc

kế sâu rễ, bền gốc

Trần Quang Khải

Đức Thánh Trần        

nước

 

 

 

Trần Hưng Đạo là vị tướng tài năng xuất chúng, nhà tư tưởng chính trị, quân sự Việt Nam thời Trần. Nền tảng tư tưởng của ông là tinh thần ………...... khát vọng đem lại yên ấm cho dân. Ông chủ trương xây dựng khối …………… đánh giá đúng mối quan hệ và vai trò của ................ trong sự tồn tại của …………….“Khoan thư sức dân để làm ………………….đó là thượng sách giữ nước”. Tư tưởng quân sự nổi bật của ông là quân đội “cốt tinh chứ không cốt nhiều”. “dĩ đoản (binh), chế trường (trận)”, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, phát huy mặt mạnh của ta, hạn chế mặt mạnh của địch, tiến thoái ………………….để đánh thắng địch.

Ông đã chủ động đặt quyền lợi quốc gia trên thù nhà, dẹp bỏ hiềm khích với………….. bỏ qua lỗi lầm của Trần Khánh Dư vì sự nghiệp lớn của triều đình. Câu trả lời “Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng” thể hiện tấm lòng ………………..... vô bờ bến.

“Sinh vi tướng, tử vi thần”, ông được nhân dân tôn vinh ………………. và lập đền thờ khắp cả nước.

Lời giải chi tiết:

Trần Hưng Đạo là vị tướng tài năng xuất chúng, nhà tư tưởng chính trị, quân sự Việt Nam thời Trần. Nền tảng tư tưởng của ông là tinh thần yêu nước, thương dân  khát vọng đem lại yên ấm cho dân. Ông chủ trương xây dựng khối đoàn kết dân tộc đánh giá đúng mối quan hệ và vai trò của dân trong sự tồn tại của nước. “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc đó là thượng sách giữ nước”. Tư tưởng quân sự nổi bật của ông là quân đội “cốt tinh chứ không cốt nhiều”. “dĩ đoản (binh), chế trường (trận)”, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, phát huy mặt mạnh của ta, hạn chế mặt mạnh của địch, tiến thoái linh hoạt để đánh thắng địch.

Ông đã chủ động đặt quyền lợi quốc gia trên thù nhà, dẹp bỏ hiềm khích với Trần Quang Khải bỏ qua lỗi lầm của Trần Khánh Dư vì sự nghiệp lớn của triều đình. Câu trả lời “Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng” thể hiện tấm lòng trung quân, ái quốc vô bờ bến.

“Sinh vi tướng, tử vi thần”, ông được nhân dân tôn vinh Đức Thánh Trần và lập đền thờ khắp cả nước.

Bài tập 6 1

Dựa vào kiến thức đã học và khai thác các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu

Tư liệu 1. “Lại khi ấy, vua thấy Hoài Văn hầu Quốc Toàn đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó, (Quốc Toản) rút lui, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, bảo ơn vua)”.

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 49)

Tư liệu 2. “Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu phụ lão trong nước họp ở điện Diên Hồng và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói “đánh, muôn người cùng hô một tiếng”

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 50)

Tư liệu 3. Trần Bình Trọng đã chặn đánh kìm chân quân giặc suốt 7 ngày để vua Trần và triều đình rút lui an toàn về Thiên Trường (Nam Định). Khi bị giặc bắt và dụ hàng, ông đã khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 50)

Tư liệu 4. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt .... Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 79)

1. Nêu nét nổi bật về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần và nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Nét nổi bật: yêu nước, quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Nhận xét: Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thế nào, vua tôi nhà Trần vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm, anh dũng đánh giặc. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Bài tập 6 2

Theo em, tại sao nhân dân Đại Việt sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

Lời giải chi tiết:

Nhân dân Đại Việt sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, vì:

- Giặc Mông - Nguyên quá mạnh, vì vậy cần đoàn kết đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Nhà Trần là một triều đại danh chính ngôn thuận. Vua tôi nhà Trần rất đoàn kết, trên dưới một lòng vì dân vì nước. Vì thế, nhà Trần lúc đó rất được lòng dân.

- Nhà Trần biết hiệu triệu nhân dân, điển hình là việc triệu tập hội nghị Diên Hồng, đây là một hành động thể hiện triều đình biết trân trọng ý kiến của nhân dân, nhất là những người lớn tuổi.

- Nhân dân ta luôn có tinh thần đoàn kết dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước.

Bài tập 6 2

Từ tiếng hô “Sát Thát”, quyết tâm “đánh” tại Hội nghị Diên Hồng đến lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá giặc mạnh, báo ơn vua” của người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản, em có suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần?

Lời giải chi tiết:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Bài tập 7

Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một sự kiện tiêu biểu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc gắn liền với mỗi di sản dưới đây.

Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một sự kiện tiêu biểu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 

Lời giải chi tiết:

Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một sự kiện tiêu biểu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Bài tập 8

Đọc thông tin trong SGK, hãy cho biết vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm. Nêu nhận xét của em về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút và trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

Lời giải chi tiết:

- Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm, vì: nơi đây có địa thế hiểm trở, phù hợp cho việc bố trí trận địa mai phục thủy - bộ. Cụ thể là:

+ Đoạn sông từ Rạch Gầm đến sông Xoài Mút dài chừng 6 km. Lòng sông ở đây lại mở rộng hơn 1 km, có chỗ đến trên dưới 2 km. Với đoạn sông dài và rộng lớn như vậy, quân Tây Sơn có thể dồn hàng trăm thuyền chiến của địch lại mà tiêu diệt

+ Hai bên bờ sông ở quãng này cây cỏ còn rậm rạp. Hai loại cỏ mọc nhiều ở vùng này là cỏ lác và cỏ tranh. Ven sông gần mặt nước là một dải rừng cây bần khá um tùm. Những bãi cỏ lác, cỏ tranh và rừng bần ven sông là những chỗ giấu quân và mai phục thuận lợi của bộ binh Tây Sơn.

+ Rạch Gầm và Xoài Mút là hai con sông nhỏ, nhưng giữ vị trí quan trọng trong thế trận của Nguyễn Huệ. Thủy binh Tây Sơn bố trí ở hai rạch sông này sẽ là hai mũi tiến công lợi hại chặn đầu và khóa đuôi toàn bộ đội hình quân địch một khi chúng đã lọt vào trận địa mai phục.

+ Khoảng giữa sông có cù lao Thới Sơn, Thới Thạch, cồn Bà Kiểu... Bộ binh của quân Tây Sơn bố trí trên những cù lao đó có thể dùng đại bác bắn vào sườn đội hình quân địch và sẵn sàng tiêu diệt những tên địch liều lĩnh đổ bộ lên đề tìm đường tháo chạy.

- Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút và trận Ngọc Hồi - Đống Đa:

+ Tận dụng yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

+ Tạm thời lui binh, chọn địa điểm tập kết quân thủy, bộ, vừa để tạo phòng tuyến chặn giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh và kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch

+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ và giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

Bài tập 9

Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (…...) cho phù hợp về hai anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thời Nguyễn.

thực dân Pháp

tuẫn tiết

trung nghĩa

Long thành

di biểu

Hoàng Diệu   

Nguyễn Tri Phương

Võ Miếu

 

Tổng đốc Hà Nội - ………………(1829 - 1882), người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi bị ………………..tấn công năm 1982. Thế giặc mạnh, thành thất thủ, Hoàng Diệu viết ……………….bằng máu tạ tội với vua Tự Đức và ………………..ở ……………..Tờ……………… của ông nhắc nhở hậu thế về tinh thần tiết nghĩa, xả thân vì nước:

“Dám đậu ………………gọi là, chỉ vì sự thế bắt buộc. Đất trung thổ trở nên địch địa, sống thẹn cùng phường nhân sĩ Bắc Hà; lòng cô trung thề với ……………, chết mong theo. …………... dưới đất.

Mấy hàng huyết lệ, muôn dặm quân môn. Nguyện ánh sáng nhật nguyệt soi tỏ tấm lòng son của tôi mà thôi”

Lời giải chi tiết:

Tổng đốc Hà Nội - Hoàng Diệu (1829 - 1882), người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi bị thực dân Pháp tấn công năm 1982. Thế giặc mạnh, thành thất thủ, Hoàng Diệu viết di biểu           bằng máu tạ tội với vua Tự Đức và tuẫn tiết ở Võ Miếu. Tờ di biểu của ông nhắc nhở hậu thế về tinh thần tiết nghĩa, xả thân vì nước:

“Dám đâu trung nghĩa gọi là, chỉ vì sự thế bắt buộc. Đất trung thổ trở nên địch địa, sống thẹn cùng phường nhân sĩ Bắc Hà; lòng cô trung thề với Long thành, chết mong theo Nguyễn Tri Phương dưới đất. Mấy hàng huyết lệ, muôn dặm quân môn. Nguyện ánh sáng nhật nguyệt soi tỏ tấm lòng son của tôi mà thôi”

Bài tập 10

Nhân tố quyết định tạo nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thời Trần là gì? Theo em, nhân tố đó được kế thừa và phát huy như thế nào trong thời đại ngày nay?

Lời giải chi tiết:

- Nhân tố tạo nên chiến thắng trông các cuộc kháng chiến chông quân Mông - Nguyên đó là: lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân, trên dưới một lòng cùng tham gia đánh giặc, cùng với sự chỉ huy tài ba của người lãnh đạo…

- Nhân tố đó được kế thừa và phát huy như thế nào trong thời bình:

+ Dù trong thời bình, nhưng chúng ta vẫn phải đoàn kết, trên dưới một lòng cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước, nhân dân ấm no, hạnh phúc

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close