Báo cáo thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng

1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước. Hiện tượng: Khi chưa đun: + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng...

Đề bài

1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.

Tiến hành thí nghiệm: Lấy 3 ống nghiệm

   + Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm một mẩu Na nhỏ

   + Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5 ml \(H_2O\), thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ

   + Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5 ml \(H_2O\), thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm một mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.

   + Quan sát hiện tượng.

2. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

Tiến hành thí nghiệm:

   + Rót vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch NaOH loãng, thêm vào đó 1 mẩu nhôm

   + Đun nóng nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng

 3. Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

Tiến hành thí nghiệm

   + Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch \(AlCl_3\), sau đó nhỏ dung dịch \(NH_3\) dư vào 2 ống nghiệm

   + Tiếp tục nhỏ dung dịch \(H_2SO_4\) vào ống 1, lắc nhẹ. Nhỏ dung dịch NaOH vào ống 2, lắc nhẹ.

   + Quan sát hiện tượng.

 

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

 

 

Lời giải chi tiết

1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.

Hiện tượng:

- Khi chưa đun:

   + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

   + Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

- Khi đun sôi:

   + Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

   + Ống 3: Không có hiện tượng.

Giải thích:

- Ống 1 xảy ra phản ứng.

\(Na + H_2O → NaOH + {1 \over 2} H_2\).

   + Khí thoát ra là \(H_2\) dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

- Ống 2 +3: Không có hiện tượng do Mg phản ứng chậm với \(H_2O\) còn Al có lớp bảo vệ \(Al_2O_3\). Khi đun sôi

   + Ống 2: Khi ở nhiệt độ cao Mg tác dụng với nước nhanh hơn tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Mg + 2H2O \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Mg(OH)2 + H2

   + Ống 3: Lớp bảo vệ \(Al_2O_3\) ngăn không cho Al tác dụng với nước.

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

2. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.

Giải thích: 

- Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp \(Al_2O_3\) trên bề mặt Al bị bào mòn.

\(Al_2O_3 + 2NaOH → 2NaAlO_2 + H_2O\).

- Al mất lớp bảo vệ \(Al_2O_3\) tác dụng với nước:

\(2Al + 6H_2O → 2Al(OH)_3 + 3H_2\).

- \(Al(OH)_3\) sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm

\(Al(OH)_3 + NaOH → NaAlO_2 + 2H_2O\).

- 2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.

3. Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

Hiện tượng:

- Nhỏ \(NH_3\) vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng

- Sau khi thêm \(H_2SO_4\) và NaOH vào 2 ống nghiệm thấy kết tủa trong cả hai ống đều tan

Giải thích:

- Kết tủa trắng là \(Al(OH)_3\) tạo thành sau phản ứng:

\(AlCl_3 + 3H_2O + 3NH_3 \to Al(OH)_3 + 3NH_4Cl\)

- Kết tủa tan là do \(Al(OH)_3\) phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan

\(Al(OH)_3 + NaOH \to NaAlO_2 + 2H_2O\)

\(2Al(OH)_3 + 3H_2SO_4 \to Al_2(SO_4)_3 + 6H_2O\)

Kết luận: \(Al(OH)_3\) là hiđroxit lưỡng tính.

HocTot.XYZ

 

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close