Bình giảng bài Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ - lớp 11Bút pháp tinh tế, điêu luyện. Một tâm hồn trong sáng, hồn hậu, giàu cảm xúc: yêu thiên nhiên và yêu đời. Đi đày mà phong thái nhà thơ thật ung dung tự tại.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý Dàn ý tham khảo số 1 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận – Tác giả Hồ Chí Minh: + Bậc anh hùng cứu quốc của dân tộc Việt Nam. + Là nhà văn hoá lớn, nhà thơ lớn. - Tác phẩm: Bài thơ là một trong số 134 bài thơ trong tập Nhật kí trong tù, thể hiện sâu sắc phong cách thơ của Hồ Chí Minh. - Đó là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. 2. Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ a. Vẻ đẹp cổ điển: - Đề tài: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống của con người lúc chiều tối. Đây là đề tài quen thuộc của thơ ca cổ (dẫn chứng). - Hình ảnh thơ: tác phẩm sử dụng những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ với ý nghĩa tượng trưng tạo nên tính chất hàm súc cho bài thơ. + Hình ảnh cánh chim: biểu tượng cho không gian lẫn thời gian, là tín hiệu cho buổi hoàng hôn. + Hình ảnh chòm mây: biểu tượng cho không gian cao rộng của bầu trời. - Thể thơ tứ tuyệt, lời ít ý nhiều, để lại nhiều dư ba. - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: chỉ bằng vài nét chấm phá mà ghi lại linh hồn của tạo vật và gợi được nỗi niềm của nhà thơ. b.Vẻ đẹp hiện đại: - Hình ảnh thơ: cánh chim, chòm mây, người con gái xay ngô là những hình ảnh của hiện thực. + Cánh chim mỏi: chữ “mỏi” thể hiện sự cảm nhận rất sâu cái bên trong của sự vật. Đó là cánh chim bay theo cái nhịp điệu bất tận của cuộc sống. Đó là cánh chim của tự do, của ước mơ sum họp. Đấy cũng là niềm khao khát của người tù. + Chòm mây cô đơn trôi chậm chạp giữa bầu trời là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên đường xa vạn dặm chưa biết đâu là điểm dừng. Thế nhưng phong thái của người tù vẫn rất ung dung, tự tại, phong thái của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, luôn làm chủ hoàn cảnh. + Hình ảnh người con gái xóm núi xay ngô tối là hình ảnh của con người lao động, hiện lên sinh động, khỏe khoắn, tích cực, là trung tâm của bức tranh Chiều tối. + Sự rực hồng của bếp lửa, hình ảnh này đã xua tan đi bóng tối, giá rét, mang đến cho người tù niềm vui của sự sống, của hơi ấm. => Hình ảnh thơ giản dị mà chứa đựng được những tình cảm rất đỗi đời thường và một nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. - Sự vận động của tứ thơ: đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui. =>Thể hiện được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Bác. - Tâm hồn Bác: + Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. + Đồng cảm, chia sẻ với muôn loài, đặc biệt là nỗi vất vả của những con người lao động. Đó cũng là tình cảm quốc tế vô sản trong sáng. + Tâm hồn lạc quan, giàu nghị lực. => Đó là một tâm hồn nghệ sĩ mà rất chiến sĩ. 3. Kết luận - Khái quát vấn đề Xem dàn ý tham khảo khác tại đây:
Bài mẫu Bài tham khảo số 1 Tháng 10 năm 1942, trên đường bị giải đi từ nhà tù Thiên Bảo đến nhà ngục Long Tuyền trên đất Quảng Tây, Trung Quốc, Hồ Chí Minh viết bài thơ "Chiều tối" (Mộ). Đây là bài thơ số 31 trong "Ngục trung nhật kí”, bài thất ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp cổ điển và hiện đại: "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô văn mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”. Bài thơ tả cảnh chiều tối nơi xóm núi xa lạ và thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của người chiến sĩ trên con đường đi đày. Bức tranh thiên nhiên xóm núi lúc chiều tối được miêu tả bằng hai nét rất gợi cảm. Một cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng tìm cây trú ẩn. Một áng mây cô đơn, lẻ lơi (cô vân) lơ lửng giữa bầu trời. Cảnh đẹp và thoáng buồn (mệt mỏi, cô đơn), đối nhau rất hài hòa. Chỉ hai nét vẽ, tả ít mà gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn của cảnh vật. Cánh chim nhỏ nhoi nhẹ hay, áng mây cô đơn nhẹ trôi; tác giả đã vận dụng thi pháp cổ rất sáng tạo, đã lấy điểm để vẽ diện, lấy động để tả tĩnh, gợi lên một bầu trời mênh mông, bao la, một không gian vô cùng tĩnh lặng, vắng vẻ. Bức tranh thiên nhiên chiều tối mang vẻ đẹp cổ điển đầy thi vị: "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên khôn)". (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không). Ngoại cảnh đã thể hiện tâm cảnh của nhân vật trữ tình. Cánh chim và áng mây, chữ "quyện" (quyện điểu) và chữ "cô" (cô vân) có giá trị biểu hiện cảm xúc một mỏi, nỗi niềm cô đơn của nhà thơ sau một ngày dài bị giải đi nơi đất khách quê người. Bức tranh thiên nhiên "Chiều tối" mang tính ước lệ tượng trưng đặc sắc, nó đem đến cho ta bao liên tưởng về những vần thơ đẹp: "Chim hôm thoi thót về rừng" (Truyện Kiều) "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa". (Tràng giang) Hai câu thơ cuối bài "Chiều tối" tả cảnh dân dã đời thường nơi xóm núi. Hai nét vẽ vừa trẻ trung vừa bình dị hiện đại: thiếu nữ xay ngô và lò than đã rực hồng: "Sơn thân thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng". Ba chữ "ma bao túc" được điệp lại, đảo lại thành "bao túc ma hoàn” có giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Nó vừa gợi tả sự chuyển động liên tục, mải miết của cái cối xay ngô, vừa thể hiện đức tính cần mẫn của cô thiếu nữ nơi xóm núi, đồng thời tạo nên âm điệu nhịp nhàng của vần thơ. Hình ảnh "lò than đã rực hồng” (lô dĩ hồng) gợi lên một mái ấm gia đình yên vui. Trên đường đi đày nơi đất khách xa lạ, tâm hồn nhà thơ vẫn gắn bó với nhịp sống cần lao, hướng về ngọn lửa hồng, làm vợi đi ít nhiều cô đơn lẻ loi, thầm mơ ước về một cảnh gia đình đoàn tụ đầm ấm. Chữ "hồng”, "đặt cuối bài thơ, thi pháp cổ gọi là "thi nhãn", làm sáng bừng bức tranh xóm núi trong chiều tối. "Hồng'' là ánh sáng của lò than rực cháy, cũng là ánh sáng của tâm hồn Hồ Chí Minh. Một tâm hồn rất lạc quan, yêu đời. Bức tranh "Chiều tối" từ tư tưởng đến hình tượng, từ không gian, thời gian đến cảm xúc đều được miêu tả, diễn tả trong trạng thái vận động. Vận động từ cảnh sắc thiên nhiên bầu trời đến bức tranh sinh hoạt trong gia đình, từ ngày tàn đến tối mịt, từ nỗi buồn mệt mỏi cô đơn đến niềm vui ấm áp đoàn tụ, từ bóng tối hướng tới ánh sáng. Nghệ thuật lấy sáng, lấy ánh lửa hồng để tả bóng tối màn đêm rất đặc sắc. Trong nguyên tác bài "Mộ" không có chữ "tối" mà người đọc vẫn cảm thấy trời đã tối hẳn rồi. Câu thơ dịch đã thêm vào một chữ "tối", đó là điều ta cần biết: "Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò thun đã rực hồng". Bài thơ tứ tuyệt "Chiều tối" mang vẻ đẹp cổ điển, hiện đại. Ngôn ngữ hàm súc gợi cảm. Hình tượng cánh chim, áng mây mang tính ước lệ, đẹp mà thoáng buồn. Bút pháp tinh tế, điêu luyện. Một tâm hồn trong sáng, hồn hậu, giàu cảm xúc: yêu thiên nhiên và yêu đời. Đi đày mà phong thái nhà thơ thật ung dung tự tại. Xem các bài tham khảo khác tại đây: HocTot.XYZ
|