Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã tái hiện trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó.

Đề bài

  Đề bài: Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Lời giải chi tiết

   “Có một bài ca không bao giờ qụên..."

     Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó là hững ngày kháng chiến chống Pháp, khi toàn dân bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với tất cả sức lực, niềm say mê. Chúng ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược... Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã tái hiện trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó.

     Bài thơ sáng tác tại Phù Lưu Chanh vào năm 1948 khi Quang Dũng đã chuyển đơn vị. Những ngày tháng Quang Dũng xa cuộc sống chiến đấu ở đoàn quân Tây Tiến chưa lâu, với những kỷ niệm về đồng đội là những kỷ niệm khó quên nên nỗi nhớ Tây Tiến da diết, cồn cào trong lòng tác giả. Toàn bài thơ là nỗi nhớ. Tác giả nhớ về cuộc sống gian khổ, nhớ về kỷ niệm những đêm liên hoan, về cái âm u, hoang dã của núi rừng và in đậm nhất là nỗi nhớ người lính Tây Tiến.

     Ra đi kháng chiến khi còn là thanh niên, học sinh Hà Nội, Quang Dũng cũng như đồng đội trở thành người lính. Kỷ niệm làm người lính Tây Tiến đã xa mà lại rất gần, để khi nhớ lại tác giả phải bật lên:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”

     Câu thơ kết thúc bằng dấu chấm than cùng với âm hưởng vần ơi, tạo nên sức mạnh biểu cảm lớn. Đó là tiếng nói của Quang Dũng vang vọng đến đoàn quân Tây Tiến? Không! Đó là tiếng lòng của tác mả "xa rồi Tây Tiến ơi” nhưng tấm lòng thì vẫn tha thiết lắm! Âm hưởng câu thơ có sức vọng làm cho tiếng lòng Quang Dũng như xoáy sâu vào tâm hồn người đọc.

     Người đọc rung theo những cảm xúc do câu đầu mang lại để đến với nỗi nhớ Tâỵ Tiến:

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

     Nỗi nhớ mới lạ lùng làm sao? "Nhớ chơi vơi!" Hình như trong ca dao ta cũng từng bắt gặp:

Ra về nhớ bạn chơi vơi  

     Nỗi nhớ “chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình, khó nắm bắt đã diễn tả bằng lời. Nỗi nhớ ấy vừa bao la, bát ngát lại vừa có chiều sâu. Nó muốn tràn ra khỏi không gian đổ xoáy vào lòng người. Một người ngoài cuộc hẳn không thể có nỗi nhớ ấy. Với tấm lòng thiết tha thì hẳn nỗi “nhớ chơi vơi” là điều hoàn toàn có lý. Cũng vẫn sử dụng vần “ơi” câu thơ có sức lan tỏa rộng, vẫn lan theo nỗi nhớ “chơi vơi" của tác giả.

     Thông thường khi nhớ về một điều gì, người ta thường nhớ đến kỷ niệm để lại dấu ấn không quên. Quang Dũng nhớ đầu tiên là nhớ về rừng núi:

"Nhớ về rừng núi... ”

(Bài làm của Trương Thị Mai Hạnh Trường PTTH chuyên Bình Định)

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close