Bức tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân taBức tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu để làm sáng tỏ: Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên. (Việt Bắc- Tố Hữu, ngữ văn 12,
NXB giáo dục Việt Nam )
Những ý cần đạt + Bức tranh miêu tả hoành tráng. + Hình ảnh những con đường ra trận và khí thế đoàn quânn dũng mãnh. + Hình ảnh đoàn quân tạo thành sức mạnh vô tận hướng đến thắng lợi trong niềm tin và hiện thực. + Các biện pháp nghệ thuật: thơ lục bát dân tộc, nhân hóa, ẩn dụ, tạo khí thế… góp phần tô đậm khí thế xông trận. Bài văn tham khảo
Việt Bắc không chỉ là khúc ca ân tình mà còn là bảng tổng kết bằng thơ 15 năm cách mạng. Bên cạnh những đoạn trữ tình ngọt ngào , ta lại gặp những khúc anh hùng ca tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta mà tiêu biểu là bức tranh “Việt Bắc ra quân” hùng vĩ: Những đường Việt Bắc của ta… Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Bức tranh “Việt Bắc ra quân” đã được Tố Hữu miêu tả thật là hoành tráng, với hào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay:
Hai câu đầu là nét miêu tả khái quát. Tác giả tả con đường ra trận nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của người ra trận: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bàn chân những người chiến sĩ trong cuộc ra quân vĩ đại từ khắp các ngã đường của căn cứ địa cách mạng.
Hai câu 3,4 là hình ảnh quân đi rất đẹp. Đẹp trong đội ngũ “điệp điệp trùng trùng” như một sức mạnh vô tận, đẹp trong “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” gợi nhớ hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. Cái ánh sao ở đây vừa như gần giũ thân quen với mũ nan của anh, lại như rực sáng lí tưởng trên đầu mũi súng người lính. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.
Hai câu 5,6 là hình ảnh những đoàn dân công phục vụ tiền tuyến: Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là của địch nhưng ban đêm là của ta. Hình ảnh đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm là đúng với hiện thực. Nhưng với ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với “muôn tàn lửa bay” thì lại lãng mạn biết bao. Có khác gì một hội hoa đăng! Còn “bước chân nát đá” là bước chân của những con người đạp bằng mọi chông gai để đi tới. Lấy ý từ câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm”, Tố Hữu đã sáng tạo nên một hình ảnh thơ vừa quen thuộc vừa mới lạ để ngợi ca sức mạnh của những con người chiến thắng. Hai câu cuối là hình ảnh những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc. Rất hiện thực mà cũng rất lãng mạn. Đằng sau cái nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa bóng – nghĩa tượng trưng – trong một hình ảnh lạc quan phơi phới: Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Ngày mai đã lên từ trong đêm dài thăm thẳm nhờ đèn pha bật sáng. Nhờ sức con người tỏa sáng. Bởi họ đãc cầm chắc chiến thắng trong tay ngay từ khi mới xuất quân. Câu thơ để lại nhiều dư vị, dư vang về một cảnh ra quân hoành tráng, đầy hào khí. Chỉ 8 câu thơ, Tố Hữu đã dựng lên bức tranh Việt Bắc ra quân thật đẹp. Bức tranh không chỉ làm sống dậy những ngày tháng hào hùng của quân dân ta trên căn cứ địa thần thánh mà còn đem đến cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Vệt Bắc. HocTot.XYZ
|