Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? Tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá KiếnChí Phèo là nhân vật điển hình xuẩt sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo ra đời năm 1941 Đề bài Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái nào? tỉnh hay say rượu? Ý nghĩa cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến. Lời giải chi tiết Chí Phèo là nhân vật điển hình xuẩt sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn cùng tên ra đời năm 1941. Đây là một người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng đã bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hoá, côn đồ hoá. Sau khi gặp Thị Nở, được hưởng tình cảm yêu thương. Chí muốn trở lại lương thiện. Tuyệt vọng vì không thể hoàn lương. Chí cầm dáo đến nhà kè thù, sau khi đã nốc rất nhiều rượu. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh? Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống hết hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà Thị Nở "để đâm chết cả nhà nó". Chỉ có ý định đó vì Thị Nở nghe lời bà cô thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà “người tình bội bạc” mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say. Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khẳng định quyết liệt: "ao muốn làm người lương thiện!". Mội câu hỏi uất ức: "Ai cho tao lương thiện?''. Rồi mệt câu phủ định đau xót: "Tao không thể là người lương thiện nữa". Chí Phèo muốn là nguyện vọng. Nguyện vọng xuất phát từ bản chất, cội nguổn lượng thiện của Chí và vẫn dai dẳng tiềm ẩn trong con người anh ta, dẫu từ khi biến chất anh ta lúc nào cũng say, cũng là một thằng “đầu bò”. Chí Phèo hỏi trong sâu xa Chí rất rõ nguyên nhân nào và ai đã làm Chí thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Và sự tự phủ định cuối cùng chứng tỏ Chí Phèo hiểu con đường cùng đầy thương cảm, xót xa của bản thân. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra một cách tự nhiên không gò bó. Cho nên không thể nói Chí Phèo giết Bá Kiến vì say rượu. Chỉ có lời nói đó giây phút lóe tỉnh trong cơn say. Sự loé lên của ý thức này thật chỉ hơn tất cả cơn say triền miên của Chí. Bởi thực chất Chí say vì uất ức, say vì muốn trả thù say vì cùng quẫn. Và vì tất cả những nguyên cớ lương thiện này cho nên Chí giả vờ vậy, có thể nói, trong say, Chí thực ra là '‘Chí giả” — một Chí hình nộm. Cho nên lại có thế nói, mà như thế này mới chính xác - giết Bá Kiến là mọi Chí Phèo rất tỉnh. Đầy lòng phẫn uất và căm thù nhưng không có con đường nào khác để cho đánh liều thân với kẻ thù. Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm cho cái vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy mà chỉ còn mội con đường là cùng chết với kẻ thù. HocTot.XYZ
|