Chính tả bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2, 3 Chính tả bài Nhà rông ở Tây Nguyên trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Điền vào chỗ trống ưi hay ươi?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nghe - viết : Nhà rông ở Tây Nguyên (từ Gian đầu nhà rông … đến dùng khi cúng tế.)

    Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

Câu 2

Điền vào chỗ trống ưi hay ươi ?

- khung c...   ,   c.... ngựa    ,    s... ấm

- mát r...    ,   g.... thư         ,    t... cây 

Phương pháp giải:

Em điền ưi/ươi thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

- khung cửi   ,   cưỡi ngựa    ,    sưởi ấm

- mát rượi    ,   gửi thư         ,    tưới cây 

Câu 3

Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:

a) - xâu, sâu

- xẻ, sẻ

b) - bật, bậc

- nhất, nhấc

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) - xâu : xâu chuỗi, xâu xé, xâu kim, xâu bánh,...

    - sâu : sâu sắc, nông sâu, sâu xa, chim sâu, sâu bọ,...

    - xẻ : mổ xẻ, xẻ gỗ, xẻ rãnh, thợ xẻ, cưa xẻ,...

    - sẻ : chim sẻ, san sẻ, chia sẻ, nhường cơm sẻ áo,...

b) - bật : bật lửa, bật cười, tất bật, bật đèn, bật dậy,...

    - bậc : bậc thềm, bậc cửa, bậc thang, thứ bậc, bậc nhất,...

    - nhất : nhất hạng, thứ nhất, dài nhất, duy nhất, hợp nhất, thống nhất, nhất trí,...

    - nhấc : nhấc bổng, nhấc lên, nhấc chân,...

HocTot.XYZ

close