Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954Tóm tắt mục II. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 II. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 a) Chủ trương, kế hoạch quân sự của Đảng trong Đông - Xuân 1953 - 1954 - Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954. + Nhiệm vụ: tiêu diệt địch là chính. + Phương hướng chiến lược: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng mà tạo cho ta những điều kiện thuận lợi mới để ta tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”. b) Các cuộc tiến công chiến lược - Đảng và nhân dân Việt Nam đã thực hiện bốn cuộc tiến công chiến lược: + Ngày 10/12/1953, chủ lực ta tiến công Lai Châu, giải phóng toàn bộ thị xã (trừ Điện Biên) Na-va buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tăng cường Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. + Tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xa-van-na-khet và Xê-nô. Na-va buộc phải tăng viện cho Xê-nô. Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của Pháp. + Tháng 01/1954, liên quân Lào - Việt tiến công Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và toàn tỉnh Phong Xa-lì. Na-va đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Pha-bang và Mường Sài. Luông Pha-bang và Mường Sài thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp. + Tháng 02/1954, ta tiến công Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây-ku. Pháp buộc phải tăng cường lực lượng cho Plây-ku. Plây-ku trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp. - Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch, phong trào du kích phát triển mạnh ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình - Trị - Thiên, đồng bằng Bắc Bộ,... Lược đồ hình thái chiến trường đông - xuân 1953 - 1954 c) Ý nghĩa - Kế hoạch Nava bước đầu phá sản, Pháp bị phân tán làm 5 nơi tập trung quân. - Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ. 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 a) Âm mưu của Pháp, Mỹ - Đặc điểm của Điện Biên Phủ: + Điện Biên Phủ là thung lũng rộng lớn ở phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào. + Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. - Nava xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, gồm 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm. + Phân khu Bắc: gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo. + Phân khu Trung tâm: Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh. + Phân khu Nam: Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay. - Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava. b) Chủ trương của ta - Tháng 12/1953, Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với mục tiêu: tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào. - Ta huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch, khoảng 55.000 quân, hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn dược; lương thực, cùng nhiều ô tô vận tải, thuyền bè; 21.000 xe đạp,... chuyển ra mặt trận. - Đầu tháng 3/1954 công tác chuẩn bị hoàn tất, ngày 13/3/1954 ta nổ súng tấn công Điện Biên Phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày kế hoạch tiến công Điện Biên Phủ c) Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt: - Đợt 1 (13 đến 17/3/1954): Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch. - Đợt 2 (30/3 đến 26/4/1954): + Ta đồng loạt tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh như E1, D1, C1, C2, A1,... chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch. + Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ. + Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi. - Đợt 3 (1/5 đến 7/5/1954): + Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch. + Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch. + 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, Tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống. - Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi. Lược đồ Chiến dịch Biện Biên Phủ 1954 d) Kết quả Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: - Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.000 địch, 162 máy bay, thu nhiều vũ khí. - Giải phóng nhiều vùng rộng lớn. - Riêng tại Điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16.200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. - Đập tan kế hoạch Nava. e) Ý nghĩa - Thắng lợi cùa cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va. - Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp. - Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương. - Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Video tư liệu chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 3. Mở rộng: Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vì: * Tầm quan trọng của Điện Biên Phủ: - Pháp - Mĩ xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với âm mưu nguy hiểm: nhằm thu hút chủ lực của Việt Minh đến đó để tiêu diệt. - Nếu địch giữ được Điện Biên Phủ, chúng sẽ khống chế toàn bộ vùng rừng núi phía Bắc Đông Dương. => Vì vậy, để làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava, làm tiêu tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm sụp đổ hy vọng giành thắng lợi của họ, ta cần phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chỉ như vậy, ta mới giành thắng lợi quyết định, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thực lực cho cuộc đấu tranh ngoại giao nhằm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. * Về phía Pháp - Mĩ: Trên cơ sở phân tích âm mưu của Pháp – Mĩ trong việc chiếm đóng Điện Biên Phủ, ta thấy mặt mạnh – yếu cơ bản của địch: - Điện Biên Phủ là sản phẩm bị động về chiến lược. - Nằm sâu giữa rừng núi Tây Bắc hiểm trở, địch chỉ có đường tiếp tế duy nhất là đường hàng không nên rất dễ bị bao vây, cô lập. => Ta có thể khoét sâu chỗ yếu của địch để giành thắng lợi. * Về phía ta: - Có đủ tinh thần và lực lượng của cả quân đội và nhân dân, đồng thời có sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. => Trên cơ sở phân tích toàn diện, tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị quyết định tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. ND chính
Sơ đồ tư duy Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 HocTot.XYZ
|