Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 2 - Chương V - Hóa học 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 2 - Chương V - Hóa học 11

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đốt cháy riêng hai hiđrocacbon (X) và (Y) với số mol bằng nhau, thu được số mol CO2 bằng nhau và tỉ lệ mol H2O tương ứng là 1 : 1,5. Công thức phân tử của (X) và (Y) lần lượt là:

A. C2H4 và C2H6

B. C3H6 và C3H8

C. C4H8 và C4H10

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2. Khi cho hợp chất 2,3-đimetylbutan phản ứng với clo (có ánh sáng khuếch tán) theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì thu được bao nhiêu sản phẩm đồng phân?

A.2                               B.3

 C.4                              D.5

Câu 3. Khi oxi hóa hoàn toàn một hỗn hợp (X) gồm C2H6 và C3H8 thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ mol tương ứng là 11 : 15. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 50% và 50%

B. 60% và 40%

C. 25% và 75%

D. 33,33% và 66,67%

Câu 4. Dẫn một ankan (X) vào bình chứa khí clo và thực hiện phản ứng cháy thu được muội đen và một chất khí có thể làm đỏ giấy quỳ tím ẩm. Sản phẩm của phản ứng trên là:

A.CO2 và HCl  

B.C và HCl

C.CCl4 và HCl

D.HCl và CnH2n+1Cl

Câu 5. Dãy chất nào sau đây chỉ chứa các hiđrocacbon no ?

\(\begin{array}{l}A.C{H_4};{C_2}{H_6};{C_4}{H_{10}};{C_6}{H_{12}};{C_n}{H_{2n + 2}}\\B.C{H_4};{C_2}{H_4};{C_4}{H_{10}};{C_3}{H_8};{C_3}{H_6};{C_n}{H_{2n + 2}}\\C.{C_2}{H_2};{C_3}{H_6};{C_4}{H_{10}};{C_3}{H_8};{C_2}{H_2};{C_n}{H_{2n}}\\D.{C_2}{H_4};{C_2}{H_6};{C_4}{H_8};{C_5}{H_{12}};{C_6}{H_{14}};{C_n}H2n\end{array}\)

Câu 6. Cho sơ đồ phản ứng sau: \(A{l_4}{C_3} + HCl \to \left( X \right) + \left( Y \right)\)

Hỏi (X) và (Y) lần lượt là những chất nào sau đây?

A.Al(OH)3; C2H6 

B.Al(OH)3; C2H2

C.AlCl3; CH4

D.Al(OH)3; CH4

Câu 7. Khi crackinh butan thu được hỗn hợp gồm parafin và olefin, trong đó có hai chất (X) và (Y). Biết tỉ khối hơi của (Y) đối với (X) bằng 1,75. Công thức phân tử của chất (X) và (Y) lần lượt là:

A.CH4 và C2H6    

B.C3H8 và C2H4

C.C3H6 và C2H4 

D.CH4 và C2H4

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon (X) thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Công thức phân tử của (X) là:

A.C2H6                   B.CH4

C.C3H8                   D.C4H10

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon A và B cùng dãy đồng đẳng thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam hơi nước.

a) Xác định dãy đồng đẳng của A và B.

b) Xác định công thức phân tử của A và B, biết chúng đều là chất khí ở điều kiện thường.

Câu 10. Tiến hành crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 14,5. Xác định công thức phân tử của X.

Câu 11.Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là (CxH2x+1)n. Biện luận để tìm công thức phân tử của hiđrocacbon.

 

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

A

C

B

Câu

5

6

7

8

Đáp án

A

C

D

B

 II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9.

a) Xác định dãy đồng đẳng của A và B:

Cách 1:

Ta có: \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{4,4}}{{44}} = 0,1\left( {mol} \right);\)

          \({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{2,52}}{{18}} = 0,14\left( {mol} \right)\)

Vì 2 hiđrocacbon A, B cùng 1 dãy đồng đẳng, khi cháy cho số mol CO2< số mol H2O. Suy ra A, B thuộc dãy đồng đẳng của ankan.

Cách 2:

Gọi công thức của A và B lần lượt là: \({C_n}{H_{2n + 2 - 2k}}\) (a mol) và CmH2m+2-2k (b mol)

Phản ứng cháy:   

Theo đề bài, ta có hệ phương trình:   \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{{H_2}O}} = \left( {n + 1 - k} \right)a + \left( {m + 1 - k} \right)b = 0,14\left( I \right)\\{n_{C{O_2}}} = an + bm = 0,1{\rm{                                }}\left( {II} \right)\end{array} \right.\)

Từ (I) \( \Rightarrow \left( {an + bm} \right) + \left( {a + b} \right)\left( {1 - k} \right) = 0,14\)    (III)

Thế (II) vào (III) ta được: (a + b)(1 – k) = 0,04   (IV)

Tưf (IV) ta thấy: Vì \(a + b > 0 \Rightarrow 1 - k > 0\) (k nguyên dương) nên giá trị k duy nhất bằng 0.

Vậy A, B thuộc dãy đồng đẳng ankan.

b) Xác định công thức phân tử của (A) và (B) biết chúng ở thể khí trong điều kiện thường.

Từ phương trình: (a + b)(1 – k) = 0,04 (ở câu a)

Khi \(k = 0 \Rightarrow a + b = 0,04\)

Suy ra số nguyên tử cacbon trung bình:           \(\overline C  = \dfrac{{an + bm}}{{a + b}} = \dfrac{{0,1}}{{0,04}}\)

Vì A, B là hai ankan ở thể khí trong điều kiện thường, nên:

\(1 \le n < \overline n  = 2,5 < m \le 4\) với n, m đều nguyên dương.

Do đó, các cặp nghiệm thỏa mãn là: n = 1 hoặc n = 2; m = 3 hoặc m = 4.

Bảng biện luận:

CTPT

Cặp (1)

Cặp (2)

Cặp (3)

Cặp (4)

n

CH4(n = 1)

CH4 (n = 1)

C2H6 (n = 2)

C2H6 (n = 2)

M

C3H8 (m = 3)

C4H10 (m = 4)

C3H8 (m = 3)

C4H10 (m = 4)

Câu 10.

Ta có: \({d_{Y/{H_2}}} = \dfrac{{{M_Y}}}{{{M_{{H_2}}}}} = 14,5\)

\(\Leftrightarrow {M_Y} = 14,5 \times 2 = 29\)

Vì khi crackinh, số mol tăng gấp đôi, ta có: mX = mY; nY = 2nX

\( \Rightarrow {M_X} = \dfrac{{{m_X}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{{m_Y}}}{{\dfrac{{{n_Y}}}{2}}} = \dfrac{{2{m_Y}}}{{{n_Y}}} = 2{M_Y}\)

\( \Rightarrow {M_X} = 2 \times 29 = 58\)

Vậy công thức phân tử của X là: C4H10.

Câu 11.

Cách 1. Vì số nguyên tử H trong hiđrocacbon luôn luôn chẵn nên n = 2, 4, 6,..

+ Nếu n = 2, ta có C2xH8x+4  ứng với công thức của ankan.

Ví dụ: x = 1: C2H6

           x = 2: C4H10

+ Nếu n = 4, ta có C2xH8x+4  rõ ràng thừa nhận H, vì số ngyên tử của của H trong ankan lớn nhất cũng chỉ bằng 8x + 2. Vậy n = 1 (loại)

+ Nếu n = 6 (cũng loại)

Cách 2. Nhân hệ số n vào, ta có CTPT:

+ Nếu là ankan thì \(2nx + n = 2nx + 2 \Rightarrow n = 2\)

+ Nếu là anken thì \(2nx + n = 2nx \Rightarrow n = 0\) (loại)

Cách 3. Từ công thức CxH2x+1 ta thấy nó ứng với gốc hiđrocacbon no hóa trị I, do đó nó chỉ có thể kết hợp với một gốc như thế mà thôi tức n = 2.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close