Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Đề số 4 - Hóa học 10Đáp án và lời giải chi tiết đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Đề số 4 - Hóa học 10 Đề bài Câu 1: Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là: A. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định. B. Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn. C. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục. D. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì. Câu 2: Số electron tối đa trên các phân lớp s,p,d,f lần lượt là A. 2, 4, 6, 10 B. 2, 6, 10, 14 C. 14, 10, 6, 2 D. 2, 10, 6, 14 Câu 3: Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là A. 14+ B. 15+ C. 10+ D. 18+ Câu 4: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất? A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N. Câu 5: Nguyên tử 24Mg có cấu hình electron: 1s22s22p63s2. Hạt nhân của Mg có: A. 12p, 24n. B. 12p,12n. C. 24p, 12n. D. 24p, 24n. Câu 6: Cho cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố: (a) 1s22s22p63s23p63d34s2 (b) 1s2 (c) 1s22s2 (d) 1s22s22p1 (e) 1s22s22p63s2 (f) 1s12s22p63s23p2 Có mấy cấu hình electron nguyên tử là của nguyên tố kim loại? A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 7: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là A. Neon. B. Clo C. Oxi D. Lưu huỳnh Câu 8: Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là A. 1s22s22p63s23p64s23d6 B. 1s22s22p63s23p63d84s2 C. 1s22s22p63s23p63d10 D. 1s22s22p63s23p63d64s2 Câu 9: Tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố X là 52. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của X là 3p5. Số khối của X là A. 35 B. 36 C. 37 D. 38 Câu 10: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 77, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tử X có số khối là 53. (b) Nguyên tử X có 7 electron s. (c) Lớp M của nguyên tử X có 13 electron. (d) X là nguyên tố s. (e) X là nguyên tố kim loại. (f) X có 4 lớp electron. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 Lời giải chi tiết Câu 1: Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định. Đáp án A Câu 2: Số e tối đa trên các phân lớp s, p, d, f là 2, 6, 10, 14. Đáp án B Câu 3: Nguyên tử X có 3 lớp e => lớp thứ nhất và lớp thứ hai đã có số e tối đa Lớp thứ nhất tối đa 2e Lớp thứ hai có tối đa 8e Lớp thứ ba có 5 e => tổng số e của nguyên tử X là: 2 + 8 + 5 = 15 => số p = số e = 15 => điện tích hạt nhân là 15+ Đáp án B Câu 4 Electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất vì lớp K gần với hạt nhân nhất, các electron mang điện (–) bị các proton mang điện (+) trong hạt nhân hút mạnh nhất. Đáp án A Câu 5: Số p = số e = 2 + 2 + 6 + 2 = 12 Số n = A – số p = 24 – 12 = 12 Đáp án B Câu 6: Kim loại là những nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He, B). Các kim loại là: (a) (c) (e) Đáp án D Câu 7: X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10 Vì lớp thứ 2 chỉ có 6e ở phân lớp p => X có 3 lớp e => cấu hình e của X : 1s22s22p63s23p4 => X có 16e, 16p => X là S Đáp án D Câu 8: 1 - Phân mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d6 2 - Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d64s2 Đáp án D Câu 9: +) Cấu hình e lớp ngoài cùng của X là 3p5 => cấu hình e của X là 1s22s22p63s23p5 => X có 17 e => X có 17 p +) Tổng số hạt trong X: p + n + e = 52 => n = 52 – 17.2 = 18 +) số khối A = p + n = 17 + 18 = 35 Đáp án A Câu 10: \(\left\{ \begin{gathered} (a) A = Z + N = 24+29 = 53 => Đúng (b) X: 1s22s22p63s23p63d54s1 có 2 + 2 + 2 + 1 = 7 electron s => Đúng (c) Lớp M (lớp 3) có 2 + 6 + 5 = 13 e => Đúng (d) Electron cuối cùng được điền vào phân lớp d nên X là nguyên tố d => Sai (e) Đúng (f) Đúng Đáp án A HocTot.XYZ
|