Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 - Đề số 6 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Trong chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân Đảng nêu nguyên tắc tư tưởng là

A. Tự do – Bình đẳng – Bác ái.

B. đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

C. đánh đổ giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, lập nên nước Việt Nam độc lập.

D. đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ phong kiến.

Câu 2. Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là

A. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. tinh thần đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân.

C. sự phát triển mạnh mẽ của đất nước về kinh tế, chính trị.

D. sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ thế giới.

Câu 3. Tính chất cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của

A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo

B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sự thảo

C. Cương lĩnh vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo

D. Luận cương chính trị năm 1930 do Trần Phú khởi thảo

Câu 4. Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì

A. bị bần cùng hoá và có tinh thần cách mạng triệt để

B. bị bần cùng hoá, phá sản và có tinh thần yêu nước 

C. chịu bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng to lớn

D. chịu ba tầng bóc lột, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến

Câu 5. Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là

A. thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.

C. bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.

D. thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.

Câu 6. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. sự vận dụng nguyên vẹn chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

B. sự vận dụng linh hoạt tư tưởng dân chủ tư sản vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

C. sự vận dụng sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam.

D. sự vận dụng sáng tạo tư tưởng dân chủ cộng hoà vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

 A

 D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 85.

Cách giải:

Trong chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1929 nêu nguyên tắc tư tưởng là: Tự do – Bình đẳng – Bác ái.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 89, suy luận.

Cách giải:

Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 95, suy luận.

Cách giải:

Luận cương chính trị (tháng 10-1930) xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Tính chất cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lơi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Công nhân và nông dân đều là hai giai cấp chịu sự bóc lột nặng nề của đế quốc và phong kiến. Số lượng của giai cấp nông dân vốn đã đông nên được coi lực lượng to lớn của cách mạng. Công nhân đến năm 1929 là 22 vạn người. Hơn nữa, công nhân và nông dân lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, công nhân vốn chủ yếu có nguồn gốc từ nông dân. Hai giai cấp này dễ dàng tiếp thu tư tưởng vô sản nên có tinh thần mạng to lớn.

=> Liên minh hai giai cấp công – nông sẽ tạo nên sức mạnh hùng hậu, làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất, là nhân tố có tính chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Mặc dù là hội nghị chủ yếu gồm các đảng viên cộng sản ưu tú của các tổ chức cộng sản Việt Nam lúc đó nhưng đó là đại biểu ưu tú của các tổ chức cộng sản ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.

- Kết quả của hội nghị đã đi đến thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.

- Hội nghị vạch ra kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban chấp hành Trung ương lâm thời để tao cơ sở cho sư thành lập của ban chấp hành chính thức.

=> Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản mang tầm vóc và ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng quy định bởi nội dung thông qua Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam.

Điều này được thể hiện rõ nhất ở việc xác định mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc và đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên đầu tiên thay vì chống phong kiến như chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

Chọn đáp án: C

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: phân tích hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, nhận xét.

Cách giải:

Trong quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đóng nhiều vai trò quan trọng:

Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng:

+ Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.

+ Tháng 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.

+ Tháng 7/1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.

+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.

+ Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu.

Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng:

+ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, sự hoạt động riêng rẽ của cả ba tổ chức này gây ảnh hưởng rất lớn tới cách mạng.

+ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam.

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close