Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 sử 11 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 11 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở

A. Anh                          B. Pháp

C. Đức                          D.

Câu 2. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã làm gì

A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước

D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Câu 3. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, các nước Đức, Ialia, Nhật Bản đã làm gì?

A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh

B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít

C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

D. Thủ tiêu các quyền ự do, dân chủ của nhân dân.

Câu 4. Những văn kiện được kí kết tại các hội nghị hòa hình sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

A. Trật tự Vécxai - Oasinhtơn

B. Trật tự Oasinhtơn

C. Trật tự Vécxai

D. Trật tự Viên. 

Câu 5. Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích:

A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.

C. Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

B. Hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

D. Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận.

Câu 6. Chủ nghĩa phát xít được định nghĩa là

A. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những kẻ đầu trọc, hiếu chiến nhất

B. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, manh động nhất

C. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất

D. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực tay sai phản động nhất, hiếu chiến nhất

Câu 7. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là

A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp

B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu

C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động

D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới

Câu 8. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

A. Khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Khủng hoảng thiếu, diễn ra lâu nhất trong lịch sử các tư bản chủ nghĩa.

C. Khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Khủng hoảng thừa diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?

A. Khủng hoảng chính trị trầm trọng

B. Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra gay gắt

C. Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, số lượng thất nghiệp tăng nhanh

D. Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh

Câu 10. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn là

A. Sự hinh thành liên minh phát xít, gây chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Sự không thỏa mãn về quyền lợi giữa các nước đế quốc.

C. Sự đấu phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.

D. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 D

 D

 C

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 61.

Cách giải:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ giới tư bản.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 62.

Cách giải:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất.

Chọn đáp án: D

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 62.

Cách giải:

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã tìm kiếm lối thoát bằng cách thiết lập chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 59.

Cách giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức các hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921-1922) để kí kết hòa ước và các hiệp định phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oasinhtơn thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 60.

Cách giải:

Nhằm duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tinh quốc tế đầu tiên – được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 62, suy luận.

Cách giải:

Các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Đó là định nghĩa về chủ nghĩa phát xít.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang trang 62, suy luận.

Cách giải:

Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

=> Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Chọn đáp án: D

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 61, suy luận.

Cách giải:   

- Cuôc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế, xã hội của các nước, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới: Sản xuất công nghiêp toàn thế giới giảm 38%, Mĩ giảm 46%; 13.000 công ti bị phá sản; hàng triệu hécta cây trồng bị phá bỏ, riêng ở Mĩ có 75% nông trại bị phá sản; hàng chục triệu công nhân, nông dân bị thất nghiệp, phá sản, đời sống nhân dân lao động hết sức cùng cực 

- Khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử (4 năm từ 1929 – 1933)

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 66, suy luận, loại trừ.

Cách giải: 

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.

- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.

- Hàng nghìn nhà máy xí nghiệp đóng cửa.

- Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng.

Đáp án D: là chính sách đối ngoại của Đức sau khi chủ nghĩa phát xít hình thành.

Chọn: D

Câu 10.

Phương pháp:  phân tích, đánh giá.

Cách giải: 

Hai tháng sau khi Chiên tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản họp hội nghị hòa bình ở Vecxai (1919 - 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922) nhằm chia sẻ thành quả giữa các nước thắng trận và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết tại Véc xai và Oasinhtơn(hệ thống Vecxai-Oasinhtơn) 

Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước Đức, I-ta-lia và Nhật thực hiện phát xít hóa bộ máy thống trị, liên kết với nhau thành lập liên minh phát xít, còn gọi là trục Béclin – Rôma – Tôkiô (phe Trục), sau đó gây chiến tranh trên quy mô lớn nhằm chia lại thế giới. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, trật tự thế giới Véc xai - Oasinhtơn bị phá vỡ.

Chọn đáp án: A

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close