Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 19 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 19 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Từ năm 618, nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đại nào?

A. Hán.            B. Tống. 

C. Đường.        D. Minh.

Câu 2. Thời nhà Đường, các hương xã ở An Nam do bộ phận nào cai quản?

A. người Trung quốc cai quản.

B. người Việt tự cai quản.

C. người Trung Quốc và người Việt cai quản.          

D. các Thái thú người Việt cai quản.

Câu 3: Thời nhà Đường, vùng Giao Châu được đổi tên thành

A. Giao Chỉ.

B. An Nam đô hộ phủ.

C. Nam Việt.

D. Ái Châu.

Câu 4. Nền độc lập tự chủ của dân tộc ta được duy trì khoảng từ năm 776 đến năm 791 là kết quả của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Lý Bí.

B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

C. Khởi nghĩa Bà Triệu.

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 5: Trước khi nổi dậy khởi nghĩa, Phùng Hưng đã giữ chức vụ gì ở An Nam đô hộ phủ?

A. Thái thú.

B. Thái úy.

C. Tiết độ sứ.

D. Quan lang.

Câu 6. Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là

A. Tiền Ngô Vương.               

B. Mai Hắc Đế.                       

C. Hoài Vũ Vương.                

D. Dạ Trạch Vương.

Câu 7. Nền độc lập tự chủ của dân tộc ta được duy trì trong gần một thập kỉ (713 – 722) là kết quả của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Lý Bí.

B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

C. Khởi nghĩa Bà Triệu.         

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách cai trị của nhà Đường đối với An Nam đô hộ phủ?

A. Cho người Trung Quốc cai quản các châu, huyện.

B. Tăng thêm đồn trú, xây thành lũy.

C. Loại bỏ chính sách đồng hóa.

D. Đặt thêm nhiều thứ thuế vô lí.

Câu 9. Vì sao nhà Đường lại cho sửa sang đường giao thông từ Trung Quốc đến Tống Bình và các quận huyện?

A. Phát triển kinh tế nông nghiệp.

B. Phục vụ cho quan lại Trung Hoa.

C. Thuận tiện cho bóc lột, đàn áp nhân dân ta.

D. Mở rộng giao thương và buôn bán giữa các vùng.

Câu 10. Tại sao Mai Thúc Loan lại kêu gọi mọi người đứng lên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Đường?

A. Nhà Đường bắt nhân dân phải gánh vải trong điều kiện khó khăn.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà Đường ngày càng gay gắt.

C. Mai Thúc Loan được nhân dân khắp nơi biết đến.

D. Nhà Đường ngày càng suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

B

D

B

D

C

C

B

Câu 1.

Phương pháp: Dựa vào tình hình nước ta vào thế kỉ VII để trả lời.

Cách giải:

Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: Dựa vào bộ máy thống trị của nhà Đường ở An Nam để trả lời

Cách giải:

Thời nhà Đường, các hương, xã vẫn ở An Nam vẫn do người Việt tự cai quản.

Chọn: B

Câu 3:

Phương pháp: Dựa vào chính sách cai trị của nhà Đường ở nước ta để trả lời

Cách giải:

Năm 679, nhà Đường đổi tên vùng Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: Dựa vào kết quả của các cuộc đấu tranh trong thế kỉ VIII để trả lời

Cách giải:

Khoảng năm 776, Phùng Hưng họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây thành Tống Bình. Viên đô hộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị. Đến năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An- con trai Phùng Hưng ra hàng.

Chọn: B

Câu 5:

Phương pháp: Dựa vào nội dung về cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng để trả lời

Cách giải:

Năm Phùng Hưng 18 tuổi, cha mẹ qua đời. Ông đã nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: Dựa vào cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan để trả lời

Cách giải:

Sau khi chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ, Mai Thúc Loan đã xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen).

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 65.

Cách giải:

Trong quá trình khởi nghĩa, Mai Hắc Đế đã liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và cả nhân dân Lâm Ấp, Chân Lạp,… kéo quân tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách chạy về Trung Quốc. Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 – 733).

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: Dựa vào chính sách cai trị của nhà Đường để suy luận trả lời

Cách giải:

- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, thực hiện chính sách tàn bạo:

+ Châu, huyện: do người Trung Quốc cai trị.

+ Hương, xã do người Việt cai quản.

+ Tăng thêm quân đồn trú, mở mang giao thông đường sá, xây thành lũy.

=> dễ cai trị

+ Đặt thuế vô lí.

+ Bắt nhân dân ta cống các sản vật quí.

=> Đáp án C: chính sách “đồng hóa” luôn được các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện nhằm mục tiêu cuối cùng là biến nước ta thực sự trở thành một quận, huyện của Trung Quốc. Chính vì thề, triều Đường vẫn tiếp tục thực hiện chính sách “đồng hóa” chứ không loại bỏ nó.

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: Dựa vào mục đích những chính sách thống trị của nhà Đường để suy luận trả lời.

Cách giải:

Nhà Đường đã thực hiện sửa sang lại các đường giao thông thủy, bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện. Mục đích của chính sách này là:

- Thuận tiện cho công cuộc vơ vét và bóc lột tài nguyên thiên nhiên của đất nước và nhân dân ta.

- Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách thống trị của nhà Đường.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan để suy luận trả lời

Cách giải:

Chính sách cai trị và bóc lột tàn bạo của nhà Đường đã làm cho nhân dân ta căm phẫn, mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà Đường ngày càng sâu sắc => Nhân dân ta sẵn sàng nổi dậy để lật đổ ách thống trị của nhà Đường. Trước tình hình đó, Mai Thúc Loan đã kêu gọi mọi người đứng lên khởi nghĩa.

Chọn: B

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close