Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 22 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1. Nhà Hán đã có hành động gì sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân?
A. Đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ.
B. Thành lập nhà nước mới lấy tên là Tượng Lâm.
C. Phát triển nông nghiệp ở Giao Chỉ và Cửu Chân.
D. Thúc đẩy nền văn hóa Sa Huỳnh phát triển.
Câu 2. Huyện Tượng Lâm là địa bản sinh sống của
A. Bộ lạc Chăm.
B. Bộ lạc Cau.
C. Bộ lạc Dừa.
D. Bộ lạc Sa Huỳnh.
Câu 3. Năm 192 - 193 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta?
A. Khu Liên lãnh đạo nhân dân Giao Chỉ nổi dậy.
B. Ách thống trị của nhà Hán bị lật đổ.
C. Vương quốc Champa được hình thành.
D. Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy.
Câu 4. Đâu là nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
A. thủ công nghiệp.
B. thương nghiệp.
C. nông nghiệp trồng lúa nước.
D. trao đổi, buôn bán.
Câu 5. Nội dung nào không phản ánh thành tựu về văn hóa của cư dân Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
A. Sáng tạo ra chữ Sanskrit.
B. Theo đạo Bà La Môn.
C. Có tục hỏa táng người chết.
D. Ở nhà sàn và ăn trầu câu.
Câu 6. Tại sao những cuộc nổi dậy của nhân dân Nhật Nam và Tượng Lâm đều được nhân dân Giao Châu ủng hộ?
A. Ảnh hưởng từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ lâu đời.
C. Các cuộc nổi dậy diễn ra sôi nổi.
D. Nhà Hán nới lỏng chính sách thống trị.
Câu 7. Yếu tố nào quan trọng nhất quy định văn hóa Chăm có ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ấn Độ?
A. Vị trí địa lí thuận lợi.
B. Cư dân Champa có trình độ cao.
C. Văn hóa Ấn Độ đa dạng.
D. Chính sách tích cực của vua Chăm.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm nghệ thuật kiến trúc của người Chăm?
A. Hình dáng độc đáo, nghệ thuật tinh xảo.
B. Thể hiện tính cách và tâm hồn người Chăm.
C. Chịu ảnh hưởng mạng mẽ từ Hi Lạp
D. Cấu trúc tháp hài hòa, tinh tế, cân đối.
Câu 9. Vai trò kinh tế nông nghiệp của nhà nước Cham-pa so với thời kì Văn Lang – Âu Lạc trước đó có điểm gì tương đồng?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước là nguồn sống chủ yếu của cư dân.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí thứ yếu.
C. Nông nghiệp không còn gắn gặt với thủ công nghiệp.
D. Nông nghiệp gắn chặt với thương nghiệp.
Câu 10. Sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán đã
A. đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ.
B. thành lập nhà nước mới lấy tên là Tượng Lâm.
C. phát triển nông nghiệp ở Giao Chỉ và Cửu Chân.
D. thúc đẩy nền văn hóa Sa Huỳnh phát triển.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
D |
C |
A |
B |
A |
C |
A |
A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 66.
Cách giải:
Sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Bản, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 66.
Cách giải:
Huyện Tượng Lâm là huyện xa nhất (nay thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bản sinh sống của bộ lạc Dừa.
Chọn: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 67.
Cách giải:
Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 67.
Cách giải:
Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X là nông nghiệp trồng lúa nước.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 68, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án B, C, D: đều là thành tựu văn hóa của cư dân Champa.
- Đáp án A: người Chăm dựa vào chữ Phạn (sanskrit) của người Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của riêng mình chứ không sáng tạo ra chữ sanskrit.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 68, suy luận.
Cách giải:
Do người Chăm và các cư dân Việt ở Nhật Nam, Cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ lâu đời nên nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Nhật Nam và Tượng Lâm đều được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Ngược lại, nhân dân Tượng Lâm và Nhật Bản cũng nổi dậy hướng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Vương quốc Chămpa xưa là một quốc gia cổ thuộc khu vực Đông Nam Á. Do có vị trí đặc biệt thuận lợi nên đây được coi là nơi giao lưu của các nền văn hóa lớn như Trung Hoa, Java... và đặc biệt là Ấn Độ. Đông Nam Á nói chung và Champa nói riêng thuộc bán đảo Đông Dương - là con đường để đi đến nhiều nơi, và là nơi gặp nhau của nhiều nền văn minh lớn như Trung Hoa, Ấn Độ, Java, ... Vì vậy mà nơi đây được coi là điểm hội tụ của nhiều nền văn minh lớn trong đó có Ấn Độ. Trải qua quá trình lịch sử dài lâu, Chămpa là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của Ấn Độ ổn định và rộng khắp các yếu tố của nền văn hóa đó. Cũng chính vì vậy, những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trở nên bền vững và trở thành một yếu tố quan trọng cấu thành nền văn hóa Chăm cũng như sự hình thành và phát triển của vương quốc Cham-pa.
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Nghệ thuật kiến trúc của người Chăm mang các đặc điểm sau:
- Hình dáng độc đáo, nghệ thuật tinh xảo. Cấu trúc các tháp bố trí hài hòa, tinh tế, cân đối và rất đẹp.
- Nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc, thể hiện tính cách, tâm hồn người Chăm.
=> Đáp án C: Văn hóa Chăm nói chung và nghệ thuật kiến trúc nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: so sánh, nhận xét.
Cách giải:
Thời kì Văn Lang, Âu Lạc so với nhà nước Champa đều lấy nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính, lấy thóc lúa là nguồn lương thực chính. Thủ công nghiệp vẫn gắn chặt với nông nghiệp, trong mỗi vụ nông nhàn, cư dân sẽ tranh thủ làm ra các sản phẩm thủ công để phục vụ nhu cầu cuộc sống hoặc trao đổi buôn bán.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: Dựa vào sự thống trị của nhà Hán đối với vùng đất phía Nam Trung Hoa để trả lời
Cách giải:
Sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Bản, đặt ra huyện Tượng Lâm.
Chọn: A
HocTot.XYZ
-
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 23 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 23 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 24 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 24 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 21 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 21 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 20 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 20 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 19 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 19 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp