Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học ? 

A. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết 

B. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn. 

C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về nguồn sáng. 

D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn.

Câu 2: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là   

A. sinh khối ngày càng giảm.             

B. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.   

C. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.     

D. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm,

Câu 3: Đặc điểm của nhịp sinh học là   

A. có tính di truyền    B. một số loại thường biến     C. không di truyền    D. biến đổi theo thời gian

Câu 4: Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là

A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể   

B. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường sống   

C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể   

D. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống Câu

Câu 5: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là   

A. sức sinh sản.                                               B. sự tử vong.   

C. sức tăng trưởng của cá thể.                       D. nguồn thức ăn từ môi trường.

Câu 6: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?  

A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.    

B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.     

C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.    

D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 

Câu 7: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

B. sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượng  cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

D. sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm

Câu 8: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi 

A. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng. 

B. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng) 

C. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất. 

D. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau. Câu

Câu 9: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? 

A. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. 

B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. 

C. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. 

D. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng

Câu 10: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là loài

A. có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã.

B. có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã

C. chỉ có một quần xã nào đó mà không có ở các quần xã khác, sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã. 

D. đóng vai trò thay thế cho các nhóm loài khác khi chúng suy vong vì nguyên nhân nào đó

Câu 11: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho

A. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.

B. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tố đa

C. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.

D. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.

Câu 12: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là

A. thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể

B. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.

C. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển

D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên

Câu 13: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là  A. phân bố ngẫu nhiên                     B. phân bố theo chiều thẳng đứng

C. phân bố theo nhóm                         D. phân bố đồng điều

Câu 14: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Câu 15: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.

B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.

C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.

D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
C B A D A
6 7 8 9 10
B D B B B
11 12 13 14 15
D B C D B

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close