Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương I - Phần tiến hóa - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Nhân tố tiến hoá là gì?

A. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể. 

B. Là nhân tố làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. 

C. Là nhân tố làm thay đổi tần số allele của quần thể. 

D. Là nhân tố không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể

Câu 2: Nhân tố làm thay đổi tần số kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể là:     

A. di nhập gene.      B. đột biến.       C. chọn lọc tự nhiên.      D. giao phối không ngẫu nhiên

Câu 3: Đột biến gene là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa vì:

A. tạo ra các kiểu hình mới.                B. tạo ra các kiểu gene mới.

C. tạo ra các allele mới.                       D. tạo ra các vốn gene mới

Câu 4: Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá là:   

A. biến dị đột biến.    B. biến dị tổ hợp.    C. đột biến gene.    D. đột biến số lượng NST.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá?    

A. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.   

B. Giao phối tạo ra allele mới trong quần thể.    

C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.   

D. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến. 

Câu 6: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 

B. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 

C. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 

D. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

Câu 7: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về    

A. biến động di truyền.                                   B. di - nhập gene.    

C. giao phối không ngẫu nhiên.                      D. thoái hoá giống.

Câu 8: Cho các nhân tố sau:   

(1) Biến động di truyền.                                  (2) Đột biến.   

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.                     (4) Giao phối ngẫu nhiên.   

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gene của quần thể là:   

A. (2), (4).                   B. (1), (4).                               C. (1), (3).                     D. (1), (2)

Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể

A. làm thay đổi tần số các allele không theo một hướng xác định. 

B. không làm thay đổi tần số các allele của quần thể. 

C. luôn làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gene dị hợp tử. 

D. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. 

Câu 10: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội ra khỏi quần thể khi    

A. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.                      B. chọn lọc chống lại allele lặn.    

C. chọn lọc chống lại thể dị hợp.                                D. chọn lọc chống lại allele trội. 

Câu 11: Cho các nhân tố sau : 

(1) Chọn lọc tự nhiên.             (2) Giao phối ngẫu nhiên.       (3) Giao phối không ngẫu nhiên.  

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.      (5) Đột biến.                            (6) Di – nhập gene. 

Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số allele vừa làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể là: 

A. (1), (3), (4), (5).      B. (1), (2), (4), (5).      C. (2), (4), (5), (6).      D. (1), (4), (5), (6).

Câu 12: Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện các allele mới trong quần thể sinh vật?   

A. Đột biến và di – nhập gene.                      

B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gene.   

C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Câu 13: Nếu một allele đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong quá trình giảm phân thì allele đó

A. được tổ hợp với allele trội tạo ra thể đột biến.

B. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình.

C. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối.

D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu allele đó là allele gây chết.

Câu 14: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?    

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh  sản của các cá thể với các kiểu gene khác nhau trong quần thể.   

B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến  đổi tần số allele của quần thể theo hướng xác định.    

C. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy  định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gene thích nghi.   

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gene qua đó làm biến đổi tần số allele của quần thể.

Câu 15: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: 

(1) Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó ra khỏi quần thể cho dù allele đó là có lợi.

(4) Không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi thành phần kiển gene của quần thể

(5) Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gene là:   

A.(1) và (4)                 B.(2) và  (5)                  C. (1) và (3)                      D.(3) và (4)

Lời giải chi tiết

 

1 2 3 4 5
B D B B B
6 7 8 9 10
B B C A D
11 12 13 14 15
D A C D B


HocTot.XYZ 

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close