Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Đề số 1 - Hóa học 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Đề số 1 - Hóa học 10

Đề bài

Câu 1. Chọn phát biểu đúng

A.Khí clo không phản ứng với khí oxi.

B.Khí clo phản ứng với khí oxi tạo ra Cl2O.

C. Khí clo phản ứng với khí oxi tạo ra Cl2O5.

D. Khí clo phản ứng với khí oxi tạo ra Cl2O7.

Câu 2. Tiến hành thí nghiệm sau: nhúng mẩu giấy quỳ tìm vào dung dịch nước clo. Hiện tượng quan sát được là

A.quỳ tím không chuyển màu.

B.quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

C.quỳ tím mất màu.

D.quỳ tím chuyển thành màu đỏ, sau đó mất màu.

Câu 3. Phương pháp nào sau đây không được dùng để nhận biết khí clo?

A.Quan sát màu của chất khí.

B.Ngửi mùi của chất khí.

C.Dùng quỳ tím.

D.Hòa tan khí clo vào nước rồi thử với quỳ tím.

Câu 4. Phản ứng giữa bột sắt và chất X tạo FeCl3. Chất X là

A.dung dịch HCl.         

B.dung dịch CuCl2.

C.khí clo.                     

D.Cả A, B, C đều sai.

Câu 5. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit?

A.HF< HI< HBr< HCl                   

B.HF< HCl< HBr< HI

C.HF< HBr< HCl< HI               

D.HCl< HBr< HI< HF.

Câu 6. Trong phòng thí nghiệm, các khí có thể thu theo hai phương pháp: dời nước và dời không khí. Trong các hình vẽ mô tả phương pháp thu khí dưới đây, hình vẽ nào mô tả cách thu khí clo đúng nhất?

 

A.Hình 2          B.Hình 1                      

C.Hình 3          C.Hình 1 và hình 3.

Câu 7. Cho 34,8 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc dư. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 250ml dung dịch NaOH 2M. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, nồng độ mol các chất trong sau phản ứng là

A.1M                 B.0,3M                         

C.0,6M              D.2M.

Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg, Zn vào 450ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ) thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là

A.57,55 gam.        B.56,75 gam.                

C.75,55 gam         D.55,75 gam.

Câu 9. Lấy hai miếng sắt có cùng khối lượng 2,8 gam cho tác dụng với Cl2 và dung dịch HCl. Tổng khối lượng muối clorua thu được là

A.14,475g         B.16,475g                     

C.12,475g         D.Tất cả đều sai.

Câu 10. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

\(C{l_2} \to X \to Y \to Z \to X \to C{l_2}\).

Trong đó X, Y, Z là chất rắn, Y và Z đều chứa natri. X, Y,Z lượt là.

A.NaCl, NaBr, Na2CO3                     

B.NaBr, NaOH, Na2CO3

C.NaCl, NaBr, NaOH           

D.NaCl, NaOH, Na2CO3

Lời giải chi tiết

 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

D

B

C

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

D

A

D

Câu 1:

Khí clo không có khả năng tác dụng trực tiếp với Oxi

Đáp án A

Câu 2:

Hiện tượng xảy ra khi nhúng quì tím vào nước clo là khiến cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ, rồi sau đó mất màu

Ta có PTHH:

Cl2 + H2O \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)HCl + HClO

Đáp án D

Câu 3: Khí clo là khí có màu vàng nhạt, mùi hắc rất độc. Khi hít phải khí clo sẽ gây ra sốc chóng mặt buồn nôn, nồng độ cao hơn một chút sẽ dẫn đến tử vong vì clo khi đi vào cơ thể nó tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành dung dịch nước clo có tính oxi hóa mạnh gây bỏng rát, nặng làm mù mắt. Vì vậy để nhận biết khí clo tuyệt đối ta không được ngửi khí.

Đáp án B.

Câu 4:

Từ bột sắt để điều chế ra FeCl3 ta thấy Fe đóng vai trò là chất khử

 \(F{e^0} \to F{e^{ + 3}} + 3e\)

Khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa bình thường thì Fe chỉ có thể khử lên được Fe+2. Để tạo thành Fe+3 thì Fe phải tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh. HCl, CuCl2 là các chất có tính oxi hóa trung bình nên không thể đưa Fe0 lên thành Fe+3.

Cl2 là nguyên tố halogen, phi kim hoạt động mạnh, tính oxi hóa của nó rất mạnh có khả năng oxi hóa Fe thành oxi Fe+3.

Đáp án C.

Câu 5:

Tính axit được xét bằng đọ linh động của ion H+ trong dung dịch

Độ linh động của ion H+ trong một chất càng cao => Tính axit của nó càng mạnh

Từ F đến I bán kính nguyên tử tăng dần, nên độ linh động của H+ trong phân tử axit HX (X là halogen) cũng tăng dần từ F đến I

=> Thứ tự tính axit tăng dần là: HF< HCl< HBr< HI  

Đáp án B

Câu 6:

Clo là chất khí màu vàng, nặng hơn không khí và có thể tan một phần trong nước. Trong phòng thí nghiệm để thu khí clo người ta dùng phương pháp đẩy không khí.

Bình thu khí để ngửa.

Đáp án A.

Câu 7.

\(\eqalign{  & Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O{\rm{      }}\left( 1 \right)  \cr  & C{l_2} + 2NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O{\rm{      }}\left( 2 \right) \cr} \)

Số mol các chất: \({n_{Mn{O_2}}} = \dfrac{34,8} {87} = 0,4\left( {mol} \right);\) \({n_{NaOH}} = 0,25.2 = 0.5\left( {mol} \right)\)

Theo (1): \({n_{C{l_2}}} = {n_{Mn{O_2}}} = 0,4\left( {mol} \right)\)

So sánh số mol các chất ở phương trình (2) ta có

\(\dfrac{{{n_{C{l_2}}}}}{1} = 0,4 > \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{2} = 0,25\) \( \Rightarrow NaOH\) thiếu

\( \Rightarrow {n_{NaCl}} = {n_{NaClO}} = \dfrac{1}{2}.{n_{NaOH}} \)\(\,= 0,25\left( {mol} \right)\)

Như vậy dung dịch sau phản ứng có: NaCl, NaClO

Nồng độ các chất trong dung dịch: \({C_{{M_{NaCl}}}} = {C_{{M_{NaClO}}}} = \dfrac{n}{V} = \dfrac{{0,25}}{{0,25}} = 1\,M\)

Đáp án A

Câu 8.

Quá trình nhận electron:

\(\eqalign{  & 2{H^ + } + 2e \to {H_2}  \cr  & 0,9{\rm{       }} \to \;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{  0,45}}\left( {mol} \right) \cr} \)

Áp định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mmuối \(= 23,8 + 0,9.36,5 -0,45.2 = 55,75\) (gam)

Đáp án D.

Câu 9:

\(\eqalign{  & Fe + {3 \over 2}C{l_2}\buildrel {t^\circ } \over \longrightarrow FeC{l_3}  \cr  & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2}  \cr  & {n_{Fe}} = {{2,8} \over {56}} = 0,05\left( {mol} \right)  \cr  &  \to {n_{FeC{l_2}}} = {n_{FeC{l_3}}} = {n_{Fe}} = 0,05\left( {mol} \right) \cr} \)

\(m_\text{muối}={m_{FeC{l_2}}} + {m_{FeC{l_3}}} \)\(\,= 0,05.\left( {127 + 162,5} \right) = 14,475\left( {gam} \right)\)

Đáp án A.

Câu 10

Ta có phương trình hóa học:

2Na + Cl2 → 2NaCl (X)

2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2

                          (Y)

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

   (Z)

Đáp án D

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close