Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương III - Phần 2 - Lịch sử 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 3 - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Lịch sử 10 Đề bài Câu 1. Đâu là trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành ở Việt Nam từ thế kỉ XVI đến XVIII? A. Các làn điệu dân ca mang tính địa phương. B. Khắc cảnh sinh hoạt hàng ngày lên các vì, kèo ở đình làng. C. Các công trình kiến trúc Phật giáo được xây dựng. D. Khắc tượng chân dung các nhân vật vua chúa. Câu 2. Nội dung nào thể hiện trong các thế kỉ XVI - XVIII Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước? A. Nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa. B. Số người theo Thiên Chúa giáo ngày càng đông. C. Nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo. D. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi. Câu 3. Từ thế kỉ XVI đến XVIII, tôn giáo nào từng bước suy thoái khi tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước? A. Nho giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 4. Cho đến thời kì nào chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống và được đưa vào nội dung thi cử? A. Thời Lê sơ. B. Thời Mạc. C. Thời vua Quang Trung. D. Thời Nguyễn. Câu 5. Một trong những điểm hạn chế của giáo dục, thi cử nước ta ở các thế kỉ XVI đến XVIII là gì? A. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều. B. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử. C. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử. D. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa. Câu 6. Biểu hiện nào chứng tỏ sự duy trì của văn học chữ Hán ở Đàng Trong? A. Sáng tạo nhiều thể thơ chữ Hán mới. B. Văn học dân gian có sự chuyển biến mạnh mẽ. C. Chữ Hán được phổ biến trong nhân dân. D. Xuất hiện một số nhà thơ và Hội thơ. Câu 7. Trong thời gian đầu Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào? A. Sáng tạo nghệ thuật. B. Viết văn tự C. Truyền đạo. D. Sáng tác văn học. Câu 8. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, khoa học - tự nhiên không có điều kiện phát triển không xuất phát từ lí do nào sau đây? A. Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời. B. Do khoa học - tự nhiên không phù hợp với thời phong kiến. C. Do không được chính quyền phong kiến quan tâm đúng mức. D. Do nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử. Câu 9. Việc không chú ý đến các môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến XVIII? A. Phá vỡ nền kinh tế nông thôn tồn tại từ lâu đời. B. Không áp dụng được tri thức tiên tiến vào sản xuất. C. Kinh tế nông nghiệp không phát triển. D. Làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế. Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm tình hình khoa học - kĩ thuật Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ? A. Số công trình khoa học tăng lên. B. Xuất hiện nhiều công trình về sử học, địa lý, quân sự, y dược, nông học,... C. Khoa học tự nhiên được quan tâm phát triển. D. Một số thành tựu của kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 123. Cách giải: Một trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII là: trên các vì kèo ở những ngôi đình làng, các nghệ nhân đã khắc lên cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật, nô đùa, hát xướng, … Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 121. Cách giải: Từ thế kỉ XVI đến XVIII, nhiều giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi => Đạo Thiên Chúa trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 121. Cách giải: Từ thế kỉ XVI đến XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước mặc dù chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn tìm mọi cách củng cố Phật giáo. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 122. Cách giải: Khi vua Quang Trung lên ngôi đã lo chấn chỉnh lại giáo dục, cho dịch sang các sách kinh từ chữ Hán ra chữ Nôm để học sinh học, đưa văn thơ chữ Nôm vào nội dung thư cử. Chọn: C Câu 5. Phương pháp: sgk trang 122, suy luận. Cách giải: Điểm hạn chế của giáo dục thi cử của nước ta giai đoạn từ thế kỉ XVI đến XVIII là: nội dung thi cử chủ yếu vẫn là kinh, sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên không được chú ý, không được đưa vào nội dung thi cử. Chọn: C Câu 6. Phương pháp: sgk trang 122, suy luận. Cách giải: Từ thế kỉ XVI đến XVIII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó trong thời Lê Sơ. Tuy nhiên ở Đảng Trong cũng đã xuất hiện một số nhà thơ và hội thơ. Bên cạnh đó, xuất hiện một so nhà nghiên cứu và biên soạn, sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kì, …. => Biểu hiện chứng tỏ sự duy trì của văn học chữ Hán ở Đảng Trong là xuất hiện một số nhà thơ và hội thơ. Chọn: D Câu 7. Phương pháp: sgk trang 121, suy luận. Cách giải: Từ thế kỉ XVII, cùng với sự truyền ba của Thiên chúa giáo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng được sáng tạo. Tuy nhiên, bấy giờ chữ Quốc ngữ chỉ được dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo mà không được phổ cập rộng rãi trong xã hội. => Lúc đầu chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo. Chọn: C Câu 8. Phương pháp: sgk trang 122, suy luận. Cách giải: Xét đáp án B: khoa học tự nhiên là một trong những nhân tố thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao tiềm lực của đất nước. Xét thấy nó hoàn toàn phù hợp với chế độ phong kiến. Tuy nhiên, các triều đại phong kiến Việt Nam chưa nhận thức được điều này, do chịu một ngàn năm Bắc thuộc và có vị trí địa lí gần một nền văn hóa lớn như Trung Hoa nên khoa học – kĩ thuật ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc. Hơn nữa, nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử (Nho giáo) nên chưa thúc đẩy nhân dân học hỏi và sáng tạo khoa học – kĩ thuật. => Nếu chính quyền phong kiến chủ trọng phát triển khoa học – tự nhiên thì đó là một chính sách phù hợp và tiến bộ, nâng cao tiềm lực đất nước để chống lại các thế lực ngoại xâm. Chọn: B Câu 9. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Việc không chú ý đến các môn khoa học tự nhiên từ thế ki XVII đến XVIII sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với nền kinh tế: - Không thừa hưởng được những thành quả của khoa học - kĩ thuật, những tri thức tiên tiến của loài người để áp dụng vào sản xuất. - Chương trình Nho học nặng về giáo điều, học để đi thi và ra làm quan, điều này làm cho kinh tế chậm phát triển. Chọn: B Câu 10. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật của nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII bao gồm: - Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục. - Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư. - Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ. - Triết học: có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn. - Y học: có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. - Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ. => Khoa học kĩ thuật thời kì này có xuất hiện nhiều công trình về sử học, địa lý, quân sự, y dược, nông học,… Số công trình khoa học tăng lên và có một số thành tựu kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, khoa học tự nhiên thời kì này vẫn chưa được quan tâm phát triển. Chọn: C HocTot.XYZ
|