Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Đề số 2 - Hóa học 10Đáp án và lời giải chi tiết đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Đề số 2 - Hóa học 10 Đề bài Câu 1: Cho 2 nguyên tố X (Z=12) và Y (Z=15). Nhận định nào sau đây là đúng A. Tính kim loại của X>Y B. Tính kim loại của Y>X C. Tính phi kim của X>Y D. Tính phi kim của X=Y Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng ? A. Trong nguyên tử, số electron ở phần vỏ bằng số proton của hạt nhân. B. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ bé so với nguyên tử. C. Số khối A = Z + N. D. Nguyên tử khối bằng số nơtron trong hạt nhân. Câu 3: Cho 3 nguyên tử \({}_{12}^{24}Mg\); \({}_{12}^{25}Mg\); \({}_{12}^{26}Mg\). Phát biểu nào sau đây sai? A. Đây là 3 đồng vị B. Ba nguyên tử trên thuộc nguyên tố Mg C. Số proton mỗi nguyên tử đều là 12 D. Số electron của các nguyên tử lần lượt là 12,13,14 Câu 4: Hiđro có 3 đồng vị là 1H, 2H, 3H Oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Trong tự nhiên, loại phân tử nước có phân tử khối lớn nhất là: A. 39u B. 21u C. 20u D. 24u Câu 5: Một nguyên tố X có 11 electron và 12 nơtron. Nguyên tố X có kí hiệu nguyên tử là: A. 23X11 B. 11X23 C. 11X12 D. 12X11 Câu 6: Trong các dãy kí hiệu nguyên tử sau: \({}_7^{14}A,\,\,{}_9^{19}B,\,\,{}_{26}^{56}E,\,\,{}_{27}^{56}F,\,\,{}_8^{17}G,\,\,{}_{10}^{20}H,\,\,{}_{11}^{23}I,\,\,{}_{10}^{22}M\) Các kí hiệu nào cùng chỉ cùng 1 nguyên tố hóa học ? A. A, B và G. B. M và H. C. H, I và M D. E và F. Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử B. Đối với các nguyên tố có nhiều đồng vị, nguyên tử khối được tính là giá trị trung bình của nguyên tử khối các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị. C. Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton và electron. D. Trong một số trường hợp, có thể coi nguyên tử khối bằng số khối. Câu 8: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là A. 6 B. 8 C. 14 D. 16 Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. X là kim loại hay phi kim? A. Phi kim B. Có thể vừa là kim loại vừa là phi kim C. Không là kim loại cũng không là phi kim D. Kim loại Câu 10: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là: A. Na+, F-, Ne. B. Li+, F-, Ne. C. Na+, Cl-, Ar. D. K+, Cl-, Ar. Câu 11: Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F– . Phát biểu nào sau đây sai ? A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau. B. 3 ion trên có cấu hình electron của neon (Ne). C. 3 ion trên có số electron bằng nhau. D. 3 ion trên có số proton bằng nhau. Câu 12: Nguyên tử nguyên tố M có phân bố electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d6. Tổng số electron của nguyên tử M là: A. 24 B. 25 C. 26 D. 27 Câu 13: Cho biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X là 1s2 2s2 2p2 Y là 1s2 2s2 2p6 3s1 Z là 1s2 2s2 2p6 3s2; T là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 Q là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 Các nguyên tố kim loại là A. Y, Z, T. B. X, Y, T. C. Z, T, Q. D. T, Q, R. Câu 14: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau nhưng khác nhau về A. số electron B. số nơtron C. số proton D. số điện tích hạt nhân. Câu 15: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị bền là 11B (x1 %) và 10B (x2 %), nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,8. Giá trị của x1 % là: A. 80% B. 20% C. 10,8% C. 89,2% Câu 16: Một nguyên tử X có số khối là 80, X có tỉ lệ số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 14/9. Số hạt không mang điện là A. 80 B. 45 C. 35 D. 90 Câu 17: Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm và có khối lượng nguyên tử là 65u. Khối lượng riêng của kẽm là A. 11,26 \(g/cm^3 \) B. 10,48 \( g/cm^3\) C. 9,46 \(g/cm^3 \) D. 12,28 \(g/cm^3 \) Câu 18: Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5. Tính thành phần % khối lượng của 37Cl trong KClO3 (cho K = 39; O=16)? A. 7,24% B. 7,55% C. 25,00% D. 28,98% Câu 19: Nói về cấu tạo lớp vỏ electron của nguyên tử, phát biểu nào sau đây sai? A. Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron. B. Phân lớp d chứa tối đa 5 electron. C. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron. D. Lớp thứ ba chứa tối đa 18 electron. Câu 20: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là A. 6 B. 8 C. 14 D. 16 Câu 21: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là A. 1s22s22p53s2 B. 1s22s22p63s1 C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p43s3 Câu 22: Cho biết nguyên tử X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 15 và 19. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố kim loại. B. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố phi kim. C. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm. D. X là nguyên tử của nguyên tố phi kim còn Y là nguyên tử của nguyên tố kim loại. Câu 23: Trong ion M3- có tổng số hạt là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Cấu hình e của nguyên tố M là A. 1s22s22p3 B. 1s22s22p63s23p3 C. 1s22s22p63s23p1 D. A, B, C sai Câu 24: Cho 3,9g một kim loại kiềm, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lit khí hiđro (ở đktc). Kim loại đó là A. Mg B. K C. Na D. Li Câu 25: Cho 1,44 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (oxit có hóa trị lớn nhất của M) có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,224 lít. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. ô 30, chu kì 4, nhóm IIB. B. ô 56, chu kì 4, nhóm VIIIB. C. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA. D. ô 29, chu kì 4, nhóm IB, Câu 26: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,04% về khối lượng. Nguyên tố R là A. As B. N C. S D. P Câu 27: Ion R+ có tổng số hạt cơ bản là 57 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt. Vị trí của R trong bảng HTTH là: A. ô 19, chu kỳ 3, nhóm IA. B. ô 11, chu kỳ 3, nhóm VIIA. C. ô 19, chu kỳ 4, nhóm IA. D. ô 19, chu kỳ 2, nhóm VIIA. Câu 28: Trong các hidroxit dưới đây, hidroxit nào có tính lưỡng tính? A. NaOH B. KOH C. LiOH D. Al(OH)3 Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng. B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được. Câu 30: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng? A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường. B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y. C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron. D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 e Lời giải chi tiết Câu 1: 12X : 1s22s22p63s2 15Y : 1s22s22p63s23p3 Tính kim loại : X > Y Tính phi kim : X < Y Đáp án A Câu 2: Câu không đúng là: Nguyên tử khối bằng số nơtron trong hạt nhân. Đáp án D Câu 3: Sai là do: Số n của các nguyên tử lần lượt là 12,13,14 chứ không phải số e. Đáp án D Câu 4: Nước có công thức : H2O : phân tử khối của nước lớn nhất khi phân tử khối của H và O là lớn nhất => 3H và 18O là lớn nhất => M H2O = 3 . 2 + 18 = 24 Đáp án D Câu 5: ZXA : Z = số E và A = số P + số N = Số E + số N = 11 + 12 = 23 => 23X11 Đáp án B Câu 6: Các kí hiệu cùng 1 nguyên tố hóa học là: \(\,{}_{10}^{20}H,\,\,{}_{10}^{22}M\) Đáp án B Câu 7: Phát biểu không đúng là: Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton và electron. Đáp án C Câu 8: Cấu hình e nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p4 => ZX = 16 Đáp án D Câu 9: X có 5e lớp ngoài cùng (3s23p3) → X là nguyên tố phi kim Đáp án A Câu 10: X nhường 1e tạo thành ion X+ có cấu hình 1s22s22p6 => cấu hình e của X là 1s22s22p63s1 => ZX = 11 (Na) Y nhận 1e tạo thành ion Y- có cấu hình 1s22s22p6 => cấu hình e của Y là 1s22s22p5 => ZY = 9 (F) Z có cấu hình 1s22s22p6 => ZZ = 10 (Ne) Đáp án A Câu 11: D sai vì các ion là của các nguyên tố khác nhau nên số proton khác nhau Đáp án D Câu 12: Nguyên tử nguyên tố M có phân bố electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d6. Suy ra cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố M là 1s22s22p63s23p63d64s2. Suy ra tổng số electron của nguyên tử nguyên tố M là 26. Đáp án C Câu 13: Các nguyên tố kim loại là Y, Z, T (có 1,2,3 e lớp ngoài cùng từ H, He, B) Đáp án A Câu 14: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau nhưng khác nhau về số nơtron. Đáp án B Câu 15:
%X1 + %X2= 100 % => %X1 = 80% ; %X2 = 20% Đáp án A Câu 16: Số khối của X là 80: p + n = 80 (1) X có tỉ lệ số hạt mang điện (gồm hạt p và hạt e) và số hạt không mang điện là 14/9: \(\frac{{2p}}{n} = \frac{{14}}{9}\) (2) Từ (1) và (2): p = e = 35; n = 45. Đáp án B Câu 17: RZn = 1,35.10-1 nm = 0,135.10-7 cm (1 nm = 10-9 m) 1u = 1,6605.10-24 gam mZn = 65.1,6605.10-24 = 107,9.10-24 gam Vnguyên tử Zn = $\dfrac{4}{3}.\pi .{{R}^{3}}=\dfrac{4}{3}.\pi .{{(0,{{135.10}^{-7}})}^{3}}=10,{{3.10}^{-24}}\,\,c{{m}^{3}}$ Dnguyên tử Zn = \(\dfrac{m}{V} = \dfrac{{107,{{9.10}^{ - 24}}}}{{10,{{3.10}^{ - 24}}}} = 10,48\,\,g/c{m^3}\) Đáp án B Câu 18: Giả sử % số nguyên tử của đồng vị 37Cl là x%, suy ra % số nguyên tử đồng vị 35Cl là (100-x)% Nguyên tử khối trung bình của Clo được tính theo công thức: \(\overline {{A_{Cl}}} = {{37x + 35(100 - x)} \over {100}} = 35,5\) Giải phương trình trên được x= 25% Vậy % khối lượng của 37Cl trong KClO3 là: %m37Cl= \({{0,25.37.100\% } \over {39 + 35,5 + 16.3}} = 7,55\% \) Đáp án B Câu 19: Dựa vào quy tắc số electron tối đa trong phân lớp và lớp electron: + Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron. + Phân lớp s có tối đa 2 electron, phân lớp p có tối đa 6 electron, phân lớp d có tối đa 10 electron, phân lớp f có tối đa 14 electron. - Xét A: Lớp thứ hai có chứa tối đa 2.22 = 8 electron → Phát biểu A đúng. - Xét B: Phân lớp p có tối đa 6 electron → Phát biểu C đúng. - Xét C: Phân lớp d chứa tối đa 10 electron →Phát biểu B sai. - Xét D: Lớp thứ ba có chứa tối đa 2.32 = 18 electron → Phát biểu D đúng. Đáp án B Câu 20: Cấu hình e nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p4 => ZX = 16 Đáp án D Câu 21: Na (Z = 11) có cấu hình e là: 1s22s22p63s1 Đáp án B Câu 22: Cấu hình e của X: 1s22s22p63s23p3 => có 5 electron ở lớp ngoài cùng => phi kim Cấu hình e của Y:1s22s22p63s23p64s1=> có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Kim loại Đáp án D Câu 23: Trong ion M3- có tổng số hạt là 49 => trong nguyên tử M có tổng số hạt = 49 – 3 = 46 => p + e + n = 2p + n = 46 (1) Trong ion M3-, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 => p + e + 3 – n = 17 => 2p – n = 14 (2) Từ (1) và (2) => p = e = 15 và n = 16 => cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p3 Đáp án B Câu 24: nH2 = 0,05 mol nKL = 2nH2 = 0,1 mol => MKL = 3,9 : 0,1 = 39. Vậy kim loại đó là K Đáp án C Câu 25: M + 2H2SO4 → MSO4 + SO2 + 2H2O 0,01 ← 0,01 MO + H2SO4 → MSO4 + H2O => nMO = nM = 0,01 mol => mhỗn hợp = 0,01.(M + 16) + 0,01.M = 1,44 => M = 64 => M là Cu (Z = 29) Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1 => Cu thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IB Đáp án D Câu 26: Tổng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất khí với hidro và trong oxit cao nhất có trị số bằng 8. Công thức hợp chất khí là RH3 => Oxit cao nhất là R2O5 \(\% {m_O} = \dfrac{{16.5}}{{2R + 16.5}}.100\% = 74,04\% \to R = 14\) Vậy R là N Đáp án B Câu 27: R+ có p + (e – 1) + n = 57 => R có 2p + n = 57 + 1 = 58 Trong R+ có : p + (e – 1) = n + 17 => 2p – n = 18 => p = 19 và n = 20 => R thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm IA Đáp án C Câu 28: Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính. Đáp án D Câu 29: A đúng theo SGK 10NC trang 32 B đúng theo SGK 10NC trang 59 C sai vì trong một chu kì: Zkim loại < Zphi kim → rkim loại > rphi kim D đúng theo SGK 12CB trang 84 Đáp án C Câu 30: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp TH1. pY – pX = 1 (X, Y thuộc chu kì 2, 3) →\(\left\{ \begin{gathered}{p_Y} + {p_X} = 33 \hfill \\{p_Y} - {p_X} = 1 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}{p_Y} = 17 \hfill \\{p_X} = 16 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}Y:\,{\text{[}}Ne]3{s^2}3{p^5} \hfill \\X:\,{\text{[}}Ne]3{s^2}3{p^4} \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}Y:\,\,Cl \hfill \\X:\,\,S \hfill \\ \end{gathered} \right.\) A sai vì đơn chất X là chất rắn ở điều kiện thường B sai vì trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần \(\to \) Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X C sai vì lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 7 electron TH2. pY – pX = 11 (X, Y thuộc chu kì 4, 5, 6, 7) →\(\left\{ \begin{gathered}{p_Y} + {p_X} = 33 \hfill \\{p_Y} - {p_X} = 11 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}{p_Y} = 22 \hfill \\{p_X} = 11 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}Y:\,{\text{[}}Ne]3{s^2}3{p^6}3{d^2}4{s^2} \hfill \\X:\,{\text{[}}Ne]3{s^1} \hfill \\ \end{gathered} \right.\) \( \to \)Loại vì X, Y không thuộc cùng một chu kì Đáp án D HocTot.XYZ
|