Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 14 - Học kì 2 - Sinh học 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 14 - Học kì 2 - Sinh học 7
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Ếch hô Itấp bằng:
A. Da
B. Phổi
C. Mang
D. Cả A và B đều đúng
2. Lớp bò sát đa dạng vì ?
A. Cấu tạo cơ thể và môi trường sống phong phú
B. số loài lớn
C. Là động vật hằng nhiệt.
D. Cả A và B
3. Cách bắt mồi nào sau đây là của loài chuột chũi ?
A. Đuổi mồi và bắt mồi
B. Rình và vồ mồi
C. Tìm mồi
D. Cả A, B, C đều sai
4. Chi sau của thỏ dài, khoẻ dùng để:
A. Đào hang
B. Bật nhảy xa
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng
5. Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì ?
A. Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước
B. Nuôi con bằng sữa
C. Bộ lông dày giữ nhiệt.
D. Chân có màng bơi
Bộ (cột A) |
Đại diện (cột B) |
Trả lời |
1. Lưỡng cư có đuôi |
A. Ếch giun |
1......... |
2. Lưỡng cư không đuôi |
B. Cá cóc Tam Đảo |
2…….. |
3. Lưỡng cư không chân |
C. Cóc nhà |
3…….. |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. So sánh đặc điểm bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn.
Câu 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
Câu 3. Hệ tiêu hoá ở chim bồ câu có gì sai khác so với những động vật đã học trong ngành Động vật có xương sống ?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
D |
C |
B |
B |
Câu 2.
1 - B, 2 - C, 3 - A.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. So sánh đặc điểm bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn.
Đặc điểm |
Bộ xương thằn lằn |
Bộ xương thỏ |
Giống nhau |
- Xương đầu - Cột sống: Xương sườn, xương mỏ ác - Xương chi: + Đai vai, chi trên + Đai hông, chi dưới |
|
Khác nhau |
- Đốt sống cổ: nhiều hơn 7 - Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành) - Các chi nằm ngang (bò sát) |
- Đốt sống cổ: 7 đốt - Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoành) - Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao. |
Câu 2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
- Da khô, có vảy sừng bao bọc: Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
- Có cổ dài: Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt: Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
- Thân dài, đuôi rất dài: Động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt: Tham gia di chuyển trên cạn.
Câu 3. Hệ tiêu hoá ở chim bồ câu có sai khác so với những động vật đã học trong ngành Động vật có xương sống:
- Có sự biến đổi của ống tiêu hoá:
+ Mỏ sừng
+ Không có răng
+ Thực quản có diều
+ Dạ dày có 2 loại: Dạ dày cơ (mề) và dạ dày tuyến
- Tốc độ tiêu hoá cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay
-
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 15 - Học kì 2 - Sinh học 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 15 - Học kì 2 - Sinh học 7
-
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 16 - Học kì 2 - Sinh học 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 16 - Học kì 2 - Sinh học 7
-
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 17 - Học kì 2 - Sinh học 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 17 - Học kì 2 - Sinh học 7
-
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 18 - Học kì 2 - Sinh học 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 18 - Học kì 2 - Sinh học 7
-
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 19 - Học kì 2 - Sinh học 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 19 - Học kì 2 - Sinh học 7